Vào ngày Thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hàng năm, ngay sau ngày Lễ Tạ ơn, có thể thấy một lượng người khổng lồ đổ về các trung tâm mua sắm, các cửa hàng được trang hoàng trên các con phố lớn và các gian hàng trực tuyến tung ra những chương trình khuyến mãi "siêu khủng" nhằm thu hút khách hàng.
Năm nay, trước Ngày Thứ Sáu đen 2019, một số nhà bán lẻ bao gồm Amazon, Currys PC World, John Lewis và Argos đã có những chương trình khuyến mãi kéo dài suốt cả tuần liền.
Ngày Black Friday đã trở thành một hiện tượng mua sắm trước Giáng Sinh lớn nhất hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay vẫn chưa biết về lịch sử của ngày này cũng như câu chuyện đằng sau tên gọi độc đáo như vậy.
Năm nay, trước Ngày Thứ Sáu đen 2019, một số nhà bán lẻ bao gồm Amazon, Currys PC World, John Lewis và Argos đã có những chương trình khuyến mãi kéo dài suốt cả tuần liền. (Ảnh: CNN).
Tên gọi Ngày Thứ Sáu đen lần đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khủng hoảng tài chính, hoàn toàn không liên quan gì tới mua sắm hay bán hàng.
Vào năm 1869, hai nhà tài chính Phố Wall là Jim Fisk và Jay Gould đã cùng nhau hùn vốn mua một lượng vàng đáng kể, với hi vọng giá vàng sẽ tăng vọt và họ có thể bán nó để thu được lợi nhuận khổng lồ.
Tuy nhiên, vào ngày Thứ Sáu (24/9) năm đó, trong cái ngày được gọi là Black Friday, thị trường vàng Hoa Kì đã sụp đổ, việc đầu cơ của anh em nhà Jim Fisk và Jay Gould đã khiến nhiều nhà đầu tư Phố Wall phá sản.
Mãi đến những năm sau đó, thời kì hậu Lễ Tạ ơn mới gắn liền với tên gọi Black Friday.
Trong lịch sử, việc ghi chép sổ kế toán bằng tay là phổ biến trong các cửa hàng tại Mỹ. Họ ghi lợi nhuận bằng mực đen và thua lỗ bằng màu đỏ. Người ta cho rằng nhiều cửa hàng đã chìm trong sắc đỏ suốt phần lớn thời gian của năm, nhưng đã lấy lại được sắc đen vào kì mua sắm sau ngày Lễ Tạ ơn.
Tuy nhiên, không phải một nhà bán lẻ nào, mà chính là những sĩ quan cảnh sát ở Philadenlphia mới là những người đầu tiên liên kết tên gọi Ngày Thứ Sáu đen với kì mua sắm trước dịp lễ Giáng Sinh.
Những sĩ quan cảnh sát ở Philadenlphia mới là những người đầu tiên liên kết tên gọi Ngày Thứ Sáu đen với kì mua sắm trước dịp lễ Giáng Sinh. (Ảnh: Telegraph).
Vào năm 1950, một lượng lớn khách du lịch và khách hàng đã đổ về TP Philadenlphia trong cùng một ngày sau Lễ Tạ ơn, để tham dự một trò chơi truyền thống. Sự kiện đã tạo ra cảnh tượng ùn tắc hỗn loạn trên đường phố, và tạo ra nhiều cơ hội bán hàng cho các nhà bán lẻ địa phương.
Các sĩ quan cảnh sát ở đây đã phải làm việc không ngừng nghỉ với những ca làm việc kéo dài cả ngày liền, để kiểm soát trật tự thành phố. Do đó, thuật ngữ Ngày Thứ Sáu đen được dùng để nói về nó.
Khi tên gọi Black Friday lan rộng khắp thành phố, một số thương gia không thích cái tên tiêu cực này nên đã cố gắng đổi nó thành Ngày Thứ Sáu lớn.
Black Friday sau đó được biết đến trên báo in, trong một đoạn quảng cáo được xuất hiện trên tạp chí The American Philatelist vào năm 1966. Đến cuối những năm 1980, thuật ngữ này đã được phổ biến rộng khắp trên toàn nước Mỹ, và các nhà bán lẻ nhanh nhạy đã liên kết nó với doanh số bán hàng sau Lễ Tạ ơn.
Ngày nay, Thứ Sáu đen đã trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm, không chỉ riêng ở Mỹ mà còn lan rộng trên thế giới. Trong ngày này, nhiều cửa hàng tiến hành giảm giá đồng loạt cho các sản phẩm để tăng doanh số, và khởi động cho mùa lễ hội Giáng Sinh.
Mua sắm kì nghỉ đã không còn là một điều gì đó độc quyền trong tháng 11, nó đã trở thành một hoạt động diễn ra quanh năm. (Ảnh: Reuters).
Trước khi thuật ngữ Ngày Thứ Sáu đen được các sĩ quan cảnh sát Philadenlphia sử dụng, tháng 11 luôn là tháng có doanh số bán hàng tốt nhất của các nhà bán lẻ nước Mỹ.
Cửa hàng bách hoá Macy là nơi đầu tiên quảng cáo cho kì mua sắm sau Lễ Tạ ơn vào năm 1924, trong một cuộc tuần hành của họ ở New York.
Ngày mua sắm đã dần trở nên phổ biến vào những năm 1930. Năm 1939, Tổng thống Franklin D Roosevelt đã đưa ra quyết định dời ngày Lễ Tạ ơn sớm hơn một tuần so với bình thường, với hi vọng doanh số bán hàng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Sau khi các sĩ quan cảnh sát liên kết Thứ Sáu Đen với sự hỗn loạn ở Philadelphia, cơn sốt mua sắm đã trở nên phổ biến hơn vào những năm 1970 và 1980.
Ngày nay, khi phân tích 80 trong số 100 nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu của Mỹ, Adobe Analytics thấy rằng, người Mỹ đã bỏ ra khoảng 6,2 tỉ USD để mua sắm trong Ngày Thứ Sáu đen 2018, với 2 tỉ giao dịch trong số này được thực hiện trên điện thoại thông minh.
Một ngày Black Friday có doanh số tương đương với khoảng 1 tuần bán hàng của các nhà bán lẻ. (Ảnh: CNN).
Công ty bán lẻ khổng lồ Amazon đã giới thiệu khái niệm này đến Vương quốc Anh vào năm 2010, nhằm thúc đẩy một loạt các chương trình giảm giá cho người tiêu dùng.
Năm 2013, siêu thị Asda thuộc sở hữu của nhà bán lẻ Walmart Mỹ đã tổ chức một đợt giảm giá siêu khủng trong ngày Thứ Sáu đen, tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy, khi các khách hàng chen lấn giành giật từng chiếc TV được giảm giá hay các thiết bị điện tử khác.
Sau đó, ngày Thứ Sáu đen đã lan toả ra khắp nước Anh với ngày càng nhiều các nhà bán lẻ chọn ngày này để tổ chức các sự kiện bán hàng.
Theo IMRG, người Anh đã chi khoảng 1,5 tỉ bảng cho các giao dịch mua sắm trên các trang web bán lẻ vào ngày này năm ngoái, với 194 triệu lượt truy cập.
Cùng với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, Thứ Sáu đen đã xuất hiện ở các quốc gia khác trên toàn cầu bao gồm Brazil, Ấn Độ, Pháp, Na Uy, Romania, Đức và Việt Nam.
Theo khảo sát, 6,4 triệu người Canada cho rằng Black Friday là một kì nghỉ, và nhiều gia đình đã di chuyển tới Mỹ để mua sắm trong những ngày này.
Ở Mexico, họ gọi phiên bản Thứ Sáu Đen là "El Buen Fin", nghĩa là "kết thúc tốt đẹp" trong khi ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các cửa hàng tiến hành giảm giá trong ngày này, và gọi nó là "Thứ Sáu Trắng".
Tại Việt Nam, theo những báo cáo từ Picodi thì trong năm 2018, số lượng người tiêu dùng Việt Nam tham gia vào sự kiện mua sắm lớn nhất năm Black Friday là 44%. Trong đó nam giới có mức độ tiêu thụ cao hơn cả, khi trung bình họ bỏ ra tới 4,3 triệu đồng để chi tiêu trong ngày này, trong khi đó phụ nữ chỉ bỏ ra 1,425 triệu đồng cho Black Friday.
Tiêu dùng 11:25 | 07/12/2019
Tiêu dùng 09:00 | 02/12/2019
Tiêu dùng 18:35 | 30/11/2019
Tiêu dùng 10:23 | 30/11/2019
Tiêu dùng 07:47 | 30/11/2019
Tiêu dùng 05:43 | 30/11/2019
Tiêu dùng 19:28 | 29/11/2019
Tiêu dùng 15:33 | 29/11/2019