Những đại dịch khiến ngành du lịch lao đao

Trước dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, ngành du lịch châu Á cũng từng sụt giảm khách do tác động từ dịch SARS và MERS.

Dịch bệnh do virus corona đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền du lịch thế giới. Trong lịch sử, một số dịch bệnh cũng từng khiến ngành du lịch "khốn đốn".

Virus corona - Bệnh viêm phổi cấp do virus

Dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) khởi phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, sau đó lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc. Số người chết do nCoV hiện là 259. Hiện dịch đã lan đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với gần 12.000 người nhiễm.

Với số ca lây nhiễm virus corona ngày càng tăng, các khách sạn, cửa hàng và điểm tham quan trên khắp thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn so với dịch SARS năm 2003.

Tại Thái Lan, một điểm đến yêu thích trong dịp Tết Nguyên đán, các quan chức ước tính doanh thu thiệt hại từ việc hủy tour du lịch khoảng 1,6 tỷ USD. Lượng du khách từ Trung Quốc đại lục đến thủ phủ cờ bạc Macau giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiệp hội Khách sạn Philippines cho biết có khoảng 30 khách sạn ở Manila bị hủy đến 600 phòng. Chính phủ nước này hiện ngừng cấp thị thực cửa khẩu cho các công dân Trung Quốc.

Nhật Bản cũng đang lo ngại về tác động đối với ngành kinh doanh khách sạn trong bối cảnh khách đoàn chiếm khoảng 30% lượng du khách Trung Quốc tới đây.

Ngành du lịch Việt Nam và Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng, với lượng khách Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số khách quốc tế.

Những đại dịch khiến ngành du lịch lao đao - Ảnh 1.

Nhân viên Thai Airways khử trùng máy bay tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi, Bangkok. (Ảnh: Reuters).

Ông Tom Jenkins, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch Châu Âu (ETOA) ước tính có khoảng 170.000 trường hợp hủy tour đi châu Âu, gây ra thiệt hại khoảng 377 triệu USD.

Các quan chức ngành du lịch cho biết còn quá sớm để nói liệu dịch bệnh này có ảnh hưởng đáng kể đến kỳ vọng phục hồi hay không, và hiện tại vẫn còn phụ thuộc vào thời gian kéo dài dịch bệnh.

MERS - Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông

Hội chứng hô hấp này bắt nguồn tại Saudi Arabia năm 2012. Sau đó, dịch lan rộng ra hơn 28 quốc gia với gần 2.500 người mắc, tỷ lệ tử vong lên đến 34,4%. Năm 2015, dịch bùng phát tại Hàn Quốc khiến 186 người nhiễm và 36 trường hợp tử vong.

Hàn Quốc vốn nổi tiếng là thiên đường mua sắm, có nhiều địa danh du lịch nên thu hút nhiều người. Tuy nhiên, kể từ khi dịch xảy ra, hơn 54.000 du khách đã hủy tour, theo thống kê của cơ quan du lịch Hàn Quốc.

Những đại dịch khiến ngành du lịch lao đao - Ảnh 2.

Du khách đeo khẩu trang tại các điểm du lịch Hàn Quốc. (Ảnh: Korea Time).

Nhiều chuyến bay từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore bị hủy. Bối cảnh này khiến các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch và cửa hàng miễn thuế ở xứ sở kim chi thất thu nghiêm trọng.

SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) xuất hiện vào năm 2002 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Với khả năng lây nhiễm từ người sang người, virus nhanh chóng lây lan đến Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Canada. Năm 2003, dịch SARS đã bao trùm đến 26 quốc gia và khu vực, gây ra hơn 8.000 trường hợp mắc bệnh và 744 người tử vong.

Những đại dịch khiến ngành du lịch lao đao - Ảnh 3.

Một hành khách trên chuyến bay gần như trống trơn từ Hong Kong đến Bắc Kinh vào năm 2003. (Ảnh: AFP).

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), dịch SARS ảnh hưởng lớn đến du lịch các nước Đông và Đông Nam Á. Một ví dụ điển hình là Thái Lan. Năm 2003, Thái Lan ghi nhận 14 trường hợp mắc SARS, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Vì vậy, lượng khách đến Thái Lan giảm 1,5 triệu người, ước tính thiệt hại 2,5 tỷ USD doanh thu. Tổng cục Du lịch Thái Lan sau đó đã phải chi hàng chục triệu USD để thực hiện chiến dịch thuyết phục du khách rằng SARS không phải là mối đe dọa.

Khách du lịch đến Đông Á giảm hơn 40% trong tháng 4/2003 so với cùng kỳ năm trước. Tại Singapore, số lượng du khách giảm 50%, tỷ lệ đặt phòng khách sạn giảm từ 70% xuống 20%.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.