Những đền - chùa nổi tiếng linh thiêng ở miền Trung - Nam cho lễ tạ cuối năm

Miền Trung và miền Nam là nơi tập trung nhiều ngôi chùa linh thiêng mang đậm nét văn hóa dân gian và là điểm đến tâm linh cầu bình an, may mắn cho du khách. Kiến trúc đặc trưng được đánh giá là đa dạng và có nét đặc sắc riêng, được trang trí bằng nhiều hoa văn tinh xảo.

Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng nằm ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, hệt như bức tranh bồng lai bởi không gian thanh tịnh nơi cửa phật và khung cảnh trong lành của thiên nhiên. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm cao tới 67m, đường kính tòa sen là 35m) hiện đang là bức tượng cao nhất Việt Nam.

Nếu như dịp đầu năm người dân Đà Nẵng nói riêng và khách du lịch đến đây để hành hương chiêm bái cầu tài, lộc thì cuối năm mọi người thường ghé đến đây để làm lễ tạ, cho một năm may mắn qua đi và đón chào năm mới đến.

Chùa Linh Ứng thuộc Bãi Bụt, Bán Đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc, được xây dựng với diện tích rộng khoảng 20 ha, ở độ cao 693m so với mặt nước biển.

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam
(Ảnh: Dranahotel)

Hướng dẫn đường đi:

Từ sân Bay Đà Nẵng bạn đi theo đường Duy Tân tới bùng binh ngã 5 rẽ trái, tiếp tục đi theo đường Trưng Nữ Vương. Sau đó đi thẳng đến Cầu Rồng, qua cầu du khách tiếp tục đi thẳng theo đường Võ Văn Kiệt, rồi rẽ trái tại đường Võ Nguyễn Giáp, chạy thẳng là đường Hoàng Sa. Đến cuối đường Hoàng Sa sẽ thấy Chùa Linh Ứng Bãi Bụt.

Chùa Từ Vân - Cam Ranh

Hay còn được gọi là chùa Ốc Tọa lạc ở phường Cam Linh, TP Cam Ranh, cách Nha Trang chỉ 60 km.

Hàng ngày, du khách khắp nơi đến vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng ngôi tháp bảo tích cao hơn 30 mét, xây dựng bằng hàng vạn tảng đá san hô và vỏ sò, vỏ ốc…do người dân địa phương thu nhặt được quanh bãi biển. Đây là tháp bảo tích duy nhất, độc đáo nhất ở Việt Nam, do các nhà sư tự tay thiết kế, xây dựng, trang trí…hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Đến Chùa Từ Vân, ngoài việc hành hương tạ lễ du khách cũng đừng bỏ qua trải nghiệm đó là khám phá đường xuống địa ngục. Con đường nhỏ này dài chừng 500m, mỗi tầng mô phỏng những hình phạt khác nhau ở địa ngục mà bạn chỉ có thể cảm nhận được khi bước chân xuống.

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam
(Ảnh: Ukolova maria)

Hướng dẫn đường đi:

Từ thành phố biển Nha Trang đi về hướng Nam - phía vịnh Cam Ranh khoảng 60km, chạy thẳng đường để đến chùa Từ Vân. Có người gọi ngôi chùa này là chùa San Hô, hay là chùa Ốc.

Chùa Bà - Tây Ninh

Tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, tỉnh Tây Ninh, chùa Bà còn được biết đến với tên gọi chùa Phật, chùa Thượng… Đây là một công trình tôn giáo lớn, thu hút rất nhiều khách thập phương về thăm viếng, thắp nhang khấn Phật mỗi dịp cuối năm.

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam
(Ảnh: Vietnam Discovery Travel)

Hướng dẫn đường đi:

Từ Sài Gòn, bạn sẽ ra bến An Sương và mua vé xe về Tây Ninh, tốt nhất là xe Đồng Phước. Giá vé khoảng 80.000 đến 90.000 đồng tùy từng hãng xe và thời điểm lễ/ tết. Xe sẽ di chuyển khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ là tới nơi.

Chùa Ông - TP. Hồ Chí Minh

Tọa lạc ở trung tâm Q.5, TP.HCM, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất, là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện vào mỗi dịp rằm/lễ, tết. Ngôi chùa không quá bề thế, nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, thoát tục, cộng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra, khiến chùa lúc nào cũng như khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.

Chùa Ông nổi tiếng thiêng ở tất cả các lĩnh vực, nhưng cũng được người ta tự quy định với nhau chùa là nơi cầu an và cầu tài. Mỗi dịp cuối năm, đầu xuân chùa có đến hàng ngàn du khách ghé về hành hương, phần lớn trong đó là du khách thuộc giới kinh doanh làm ăn hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe, rất nhiều trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ.

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam
(Ảnh: Thanh Than)

Hướng dẫn đường đi:

Từ trung tâm quận 1, bạn đi về hướng Tây Nam lên Lê Thánh Tôn về phía Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó chạy thẳng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, với khoảng cách 6,8 km tương đường với 18 phút di chuyển.

Chùa Hoằng Pháp - TP. Hồ Chí Minh

Chùa Hoằng Pháp nằm ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và .

Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Mỗi năm chùa hay tổ chức khoá tu dành cho học sinh - sinh viên. Bạn có thể theo dõi các khóa học và đăng ký học trên web của chùa. Chùa có bán sách đĩa, bên cạnh đó cũng có bàn phát sách, đĩa miễn phí. Khoá ngắn ngày 7 ngày đêm hoặc có cả những khoá kéo dài 1 tháng. Số lượng người đăng ký tham gia rất đông.

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam
(Ảnh: Trinhbaby)

Hướng dẫn đường đi:

Đi về hướng Tây Bắc lên Pasteur về phía Lý Tự Trọng, đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục vào Phan Đình Giót, chạy đến QL22 sẽ rẽ vào đường Lê Lợi , với khoảng cách 21km sẽ mất chừng 50 phút di chuyển.

Bạn đang theo dõi chuyên đề hành hương về đền - chùa cuối năm

MỜI BẠN XEM KỲ TRƯỚC

nhung den chua noi tieng linh thieng o mien trung nam cho le ta cuoi nam Những đền - chùa nổi tiếng linh thiêng ở miền Bắc cho lễ tạ cuối năm

Cuối năm dù bận bịu đến đâu, du khách cũng nên dành thời gian đi lễ đền - chùa, vừa là để tâm thanh tịnh ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.