Giáo viên băng vực thẳm đến trường
Cô giáo Võ Ngọc Lan, giáo viên trường Tiểu học Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, những bức ảnh này được cô chụp trên đường từ nhà mình đến trường để dạy học. Đường đến trường khó khăn hơn từ sau khi cơn bão số 12 quét qua.
"Cứ đầu tuần thì giáo viên và học sinh các lớp 3,4,5 xuống xã để dạy và học. Cuối tuần cũng đi chính con đường ấy để về thôn mình", cô giáo Lan chia sẻ.
Đường đến trường của giáo viên trường Tiểu học Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất nguy hiểm, phải băng qua nhiều vực, suối, rắn, rết... Ảnh: cô giáo Võ Ngọc Lan |
Những đường đi đến trường trước đây đã bị xẻ thành vực, những "cây cầu" được dựng tạm bợ chỉ bằng 1 thanh gỗ. Để có thể vượt qua được con đường này để đến trường, các giáo viên phải... lựa tay bám vào vách núi, lựa chân bước vào trên "cầu". Đây cũng là con đường độc đạo dẫn từ thôn 3 và 4A thuộc xã Trà Vinh đến trường Tiểu học Trà Vinh. Ảnh: cô giáo Võ Ngọc Lan |
Đường đi với nhiều đoạn dốc đứng, trơn trượt do mưa bão khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là con đường độc đạo của học sinh và người dân thuộc xã Trà Vinh. Ảnh: cô giáo Võ Ngọc Lan |
Theo cô giáo, học sinh của trường chủ yếu là đồng bào dân tộc Cadong, đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều người già và trẻ em còn không có quần áo để mặc.
Giáo viên lội rừng, lội qua nhiều con suối mới tới được trường để dạy. Ảnh: cô giáo Võ Ngọc Lan |
Về cảm xúc trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cô giáo Lan ngậm ngùi chia sẻ: "Học sinh ở đây vẫn chưa ý thức được về ngày 20/11. Mình dạy học ở trường 6 năm rồi cũng chưa biết đến lời chúc hay nhánh bông rừng của học sinh nữa. Những ngày này trường tự tổ chức cho giáo viên, nhưng giáo viên thì vẫn đi dạy bình thường. Năm nay do ảnh hưởng của bão lũ nên Sở có chỉ đạo không tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam. Buổi tối, mấy thầy cô quây quần ngồi sinh hoạt và tự chúc mừng nhau thôi".
Cô giáo Võ Ngọc Lan cho biết, quãng đường từ thôn đến trường dài 9 cây số, để đến được trường giáo viên buộc phải lội bộ 5 tiếng đồng hồ. Ảnh: cô giáo Võ Ngọc Lan |
Học sinh vẽ tranh bằng phấn tặng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cô giáo Vũ Hồng (trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Hạ Long, Quảng Ninh) nhận được món quà là bức tranh cô giáo và học sinh trong ngày 20/11 bằng phấn vẽ trên bảng. Ảnh: cô giáo Vũ Hồng. |
Học sinh hái hoa rừng tặng giáo viên
Cô giáo Thu Nga, giáo viên trường Tiểu học Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chia sẻ suy nghĩa và cảm xúc khi bất ngờ nhận được bó hoa rừng của cậu học trò người Mông trong ngày 20/11.
"Cuối buổi chiều, một cậu học trò người dân tộc H'Mong cứ rụt rè đi theo tôi. Dừng lại một chút xoa đầu em nói với em dăm ba câu chuyện. Em bảo bây giờ em không còn trốn học về nhà nữa. Mẹ em đi làm xa rất ít về. Em thích ở trường với thầy cô và các bạn. Những câu nói ngọng nghịu còn run run khi cơn gió chiều se lạnh về. Tấm áo mỏng manh không đủ sức chống chọi với gió lạnh đầu đông.
Xoa đôi bờ vai bé nhỏ của em hỏi em có lạnh không? Em cười rất tươi trả lời tôi thật hồn nhiên: Em không lạnh, rét thế này em quen rồi. Vừa tạm biệt các em đang định quay đi thì cậu bé chạy lại kéo tay tôi: Cô ơi! Cô về phòng em một lát được không? Tôi ngạc nhiên hỏi lại: Có chuyện gì vậy em? Cậu bé thật thà trả lời: Em có bó hoa muốn tặng cô.
Bó hoa của học sinh người Mông tặng cô giáo Thu Nga trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảh: cô giáo Thu Nga. |
Nói rồi em chạy thật nhanh về phòng ở của mình, vừa chạy vừa ngoái lại nhìn như sợ cô sẽ không đi theo mình. Em cầm bó hoa rừng với rất nhiều loại hoa khác nhau được bó rất gọn gàng, cẩn thận và nói với tôi: Em tặng cô, em chúc cô 20/11 vui vẻ. Tôi thực sự xúc động, ngỡ ngàng.
Em là một học trò nghèo, năm nay là năm học đầu tiên em được về học tập trong môi trường bán trú. Với các em việc hái hoa tặng thầy cô là cả một sự nỗ lực và cố gắng. Các em đã dần bỏ được sự rụt rè, tự ti mà thay vào đó các em biết giao tiếp, chia sẻ với thầy cô, bạn bè. Biết bày tỏ tình cảm của mình với những người mà mình tin yêu.
Với tôi bó hoa rừng ngày hôm nay tôi nhận được từ em quý hơn rất nhiều những lẵng hoa đắt tiền, những món quà giá trị khác. Bó hoa này cho tôi cảm nhận được tình thầy trò sâu sắc nhất. Cảm ơn em!".
"Cô có ghen tị với những món quà đắt giá của giáo viên nhiều nơi khác không?", chúng tôi hỏi.
"Học sinh của mình toàn các em dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn nên những bông hoa rừng này là món quà vô giá đối với chúng mình rồi", cô giáo Nga bộc bạch.
Ngoài cô giáo Thu Nga, nhiều giáo viên vùng cao khác cũng may mắn nhận được những bó hoa tươi thắm mang hơi thở của núi rừng nơi các cô sinh sông và làm việc từ những học trò của mình.
Cô giáo Vũ Viết Thảo (giáo viên trường PT Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) nhận những bó hao dã quỳ từ học trò của mình nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: cô giáo Vũ Viết Thảo |
Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11?
"Mình mong có thể xin được chút quần áo cho học sinh, vì sắp vào mùa đông rồi. Mình cũng mong đổ được sân bê ... |
Cần biết 16:03 | 11/11/2020
Cần biết 14:28 | 11/11/2020
Cần biết 09:50 | 11/11/2020
Cần biết 14:21 | 10/11/2020
Cần biết 09:24 | 10/11/2020
Cần biết 09:06 | 10/11/2020
Du lịch 18:56 | 06/11/2020
Lối sống 05:22 | 20/11/2018