Những lưu ý khi đến những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội dịp rằm tháng Giêng

Vào dịp rằm tháng Giêng, ngoài việc làm lễ thờ cúng tổ tiên lễ tại nhà, nhiều người thường đi chùa để cầu những điều tốt lành cho bản thân và gia đình, mong một năm gặp nhiều may mắn và phúc lộc.

Trong hệ thống lễ tết của người Việt cổ có 3 kì lễ tết quan trọng là: Tết Thượng nguyên (rằm tháng Giêng) - Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) - Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười).

Theo đó thì tết thượng nguyên tức rằm tháng Giêng là dịp để chúng ta hướng thiện, cầu phúc và là thời điểm nên đi lễ chùa cầu phúc, cầu an để cả năm được xuôi thuận, bình yên.

Dưới đây là một số ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội, được nhiều người ghé thăm dịp rằm tháng Giêng.

Chùa Trấn Quốc

Địa điểm: Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.

Với lịch sử hơn 1.500 năm tuổi, Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại Hà Nội vào thời thời Lý và thời Trần. Sau nhiều lần đổi tên, tên chùa Trấn Quốc hiện nay được mọi người quen gọi từ đời vua Lê Hy Tông.

Quần thể chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành hình chữ Công. Kiến trúc chùa mang dáng vẻ uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan bình yên, thanh nhã, tọa lạc ngay trục đường Thanh Niên, bên cạnh là hồ nước mênh mông.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tát có gia trị nghệ thuật. Đáng nói nhất là tượng Thích Ca nhập Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam.

Trong những ngày lễ, người dân từ khắp nơi đổ về đây hành hương. Thời điểm đông nhất trong ngày là vào buổi sáng và đầu giờ chiều, nên lưu ý thời gian mở cửa của Trấn Quốc bắt đầu từ 8h sáng đến 16h hàng ngày.

Khi dâng lễ tại chùa, du khách có thể đặt lễ mặn ở ban Đức Ông. Còn tại Tam Bảo thì chỉ nên cúng lễ chay như hoa quả, trầu cau, đèn, nến, bánh kẹo…

Đến hành hương tại chùa, du khách nên gửi xe ở phía ngoài rồi tản bộ vào trong. Khi lễ bái nên đi nhẹ, nói khẽ để đảm bảo sự thanh tịnh nơi cửa chùa.

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ tự có lịch sử lên đến 1500 năm, có lối kiến trúc đẹp và độc đáo.(Ảnh: Anh Vân)
nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng
Hàng năm cứ đến dịp rằm tháng Giêng có rất đông du khách từ khắp nơi đổ về để hành hương và chiêm bái. (Ảnh: Anh Vân)

Chùa Phúc Khánh

Địa điểm: Phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, Hà Nội.

Nằm trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội được nhiều người ghé thăm dịp rằm tháng Giêng, chùa Phúc Khánh tọa lạc trên con phố Tây Sơn, ngay gần khu vực Ngã Tư Sở đông đúc.

Chùa Phúc Khánh có diện tích không lớn nhưng mỗi năm đến dịp lễ rằm tháng Giêng đều thu hút hàng chục nghìn người đổ về đây chiêm bái, cúng lễ, dâng sao giải hạn.

Khi vào hành hương tại chùa Phúc Khánh, du khách lưu ý đặt lễ mặn hoặc lễ ngọt tùy tâm tại nơi thờ Đức Ông, đặt lễ chay tại Tam Bảo, sau đó mới di chuyển đến các ban khác.

Tại chùa có những khóa lễ như: Dâng sao giải hạn, cầu an... kéo dài từ sau Tết đến tận 20 tháng Giêng.

Trong đó khóa lễ dự kiến thu hút được lượng người tham dự đông nhất là "Đại lễ cầu an cả năm cho gia đình" được tổ chức vào 19h ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Du khách có thể đăng kí trực tiếp với nhà chùa.

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng
Nhiều người tin rằng, việc dâng sao giải hạn, dâng sớ cầu an ở chùa Phúc Khánh đầu năm sẽ giúp họ tránh được đại hạn và mọi điều xui xẻo trong năm mới. (Ảnh: jen little)

Chùa Hà

Địa điểm: Phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Ngôi chùa nằm ẩn mình ngay trên phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa Hà được tương truyền là nơi nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên, cầu may nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan và lễ Phật vào mỗi dịp ngày lễ/rằm, cuối năm và đầu xuân.

Khi đi chùa Hà, bạn nên lưu ý chuẩn bị lễ vật đủ ba mâm, một mâm tại ban Tam Bảo, một mâm tại ban Đức Ông, một mâm tại ban thờ Mẫu.

Trên mỗi mâm cần có: Tiền vàng, trầu cau, thẻ hương, rượu, thuốc, chè... Việc chuẩn bị lễ vật có thể tùy tâm và điều kiện.

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng
Vào ngày rằm tháng Giêng chùa mở cửa đến 18h. (Ảnh: Anh Vân)

Chùa Quán Sứ

Địa điểm: 73 Quán Sứ, Cửa Nam, Hoàn Kiếm

Tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính với không gian thanh tịnh. Đây cũng là ngôi chùa được nhiều người ghé thăm, đặc biệt là trong dịp lễ rằm tháng Giêng.

Để đến thắp hương, thờ cúng tại chùa du khách có thể đến từ lúc 6h sáng cho tới 19h cùng ngày. Vì chùa nằm ngay trên phố, nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy thì nên gửi xe ở phía xa rồi đi bộ vào bên trong.

Từ sân chính, người dân đi lên khoảng hơn chục bậc thềm là tới chính điện. Tất cả các pho tượng Phật tại điện được bày trí vô cùng trang nghiêm, tất cả các pho tượng đều có kích thước lớn được thiếp vàng sáng tạo nên vẻ uy nghiêm. Từ đây, du khách có thể thắp nhang, đặt lễ để cầu phúc.

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng
Chùa Quán Sứ tọa lạc ngay giữa khu phố Quán Sứ đông đúc, nhưng vẫn giữ được nét thanh tịnh. (Ảnh: vitnorika)
nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng

Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, chùa Quán Sứ có rất đông người đến hành hương. (Ảnh: numb2192)

Khi đi lễ chùa vào dịp rằm tháng Giêng, du khách cần đặc biệt lưu ý trong việc sắm lễ.

Vì cửa Phật là nơi thanh tịnh nên khi đến đây làm lễ, chỉ nên sắm lễ chay. Lễ mặn gồm giò chả, thịt… chỉ nên dâng ở chùa có khu thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó.

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Đặc biệt, khi vào chùa du khách nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc những trang phục hở hang, lòe loẹt. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật.

Bên cạnh những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội đã kể trên, du khách có thể ghé thăm một số chùa khá nổi tiếng khác trên địa bàn như chùa Một Cột (nằm trong quần thể lăng Hồ Chí Minh), chùa Phổ Quang (đường Trấn Vũ), chùa Vĩnh Khánh (đường Hoàng Hoa Thám), chùa Giáp Nhất (phố Giáp Nhất)...

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng Rằm tháng Giêng – Tết Thượng Nguyên: ‘Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng’

Trong văn hoá phương Đông, rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rất được coi trọng, thậm chí còn được quan niệm ...

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng Những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài trời

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà, ngoài mâm lễ thờ cúng gia tiên còn làm lễ ngoài trời để ...

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng Cúng rằm tháng Giêng 2019 ngày nào, giờ nào cho tốt?

Theo quan niệm dân gian, rằm tháng Giêng hay còn được gọi là "Tết Nguyên tiêu", đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất ...

nhung ngoi chua linh thieng o ha noi duoc nhieu nguoi ghe tham dip ram thang gieng Gợi ý cách nấu mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng thật ngon và ý nghĩa

Mâm cỗ chay với đủ các món, không kém phần thịnh soạn được chị Hương Giang thành tâm cúng tổ tiên, ông bà nhân ngày ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.