Những thực phẩm là 'kẻ thù' số 1 của bệnh gan nhiễm mỡ

Cơ thể lưu trữ mỡ ở nhiều nơi trong cơ thể để sử dụng làm năng lượng và cách nhiệt. Gan là cơ quan cũng được tạo thành một phần từ chất béo, nhưng nếu hàm lượng chất béo trong gan quá cao, nó có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ.
Nữ điều dưỡng bị đâm khi đang cấp cứu người tai nạn
500 chuyên gia hàng đầu thế giới đến Đà Nẵng trao đổi về ghép tế bào gốc

Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan, gây cản trở quá trình loại bỏ độc tố và tạo mật cho hệ tiêu hóa. Khi gan không thể thực hiện những chức năng này một cách hiệu quả, nó sẽ gây nguy cơ phát triển các vấn đề khác trong cơ thể.

Mặc dù một số người có thể cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị thêm, nhưng việc điều trị chính đối với bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.

Đường và đường nhân tạo: Đường có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu và tăng mỡ trong gan. Đường nhân tạo thường được tìm thấy trong kẹo, kem và đồ uống có đường, chẳng hạn như soda và nước trái cây. Đường nhân tạo cũng được sử dụng trong các thực phẩm đóng gói, đồ nướng, và thậm chí cả cà phê và trà mua tại cửa hàng. Tránh xa các loại thực phẩm sẽ giúp làm giảm chất béo trong gan ở mức tối thiểu.

Rượu: Rượu là một yếu tố gây nguy cơ đáng kể đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Rượu ảnh hưởng đến gan, góp phần gây bệnh gan nhiễm mỡ và các bệnh gan khác, chẳng hạn như xơ gan. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên giảm hoặc loại bỏ rượu khỏi chế độ ăn uống của mình.

Ngũ cốc tinh chế: Các loại ngũ cốc đã chế biến và tinh chế có mặt trong bánh mì trắng, mì ống và gạo trắng. Các loại ngũ cốc được chế biến này đã loại bỏ chất xơ của chúng, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Có thể thay thế ngũ cốc tinh chế bằng lúa mì, khoai tây hoặc các loại đậu.

Thức ăn chiên hoặc mặn: Ăn quá nhiều thức ăn chiên hoặc mặn có thể làm tăng lượng calo và nguy cơ tăng cân. Thêm hương liệu bổ sung và thảo dược vào bữa ăn là một cách tuyệt vời giúp tăng hương vị mà không có muối. Thực phẩm chiên thường có thể thay đổi sang nướng hoặc hấp.

Thịt: Thịt bò, thịt lợn và thịt nguội đều có hàm lượng chất béo bão hòa cao, do vậy những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên cố gắng tránh những loại thịt này. Thịt nạc, cá, đậu hủ là sự thay thế tuyệt vời.

nhung thuc pham la ke thu so 1 cua benh gan nhiem mo

Ngoài tránh ăn những loại thực phẩm trên, thì việc bổ sung thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn.

Tỏi: Một nghiên cứu trong nghiên cứu y sinh tiên tiến cho thấy rằng bổ sung bột tỏi vào chế độ ăn giúp giảm trọng lượng cơ thể và chất béo ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Axit béo omega-3: Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng, các axit béo omega-3 cải thiện mức độ chất béo ở gan và mức cholesterol HDL ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm này bao gồm cá hồi, cá mòi, quả óc chó và hạt lanh.

Cà phê: Theo một báo cáo trong tờ Annals of Hepatology chỉ ra rằng, cà phê có chứa axit chlorogenic, một hợp chất mạnh được biết là có tính chất chống oxy hóa và chống viêm. Nó cũng giúp giảm cholesterol và tăng huyết áp. Thói quen ống cà phê vào buổi sáng là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của người bị gan nhiễm mỡ.

Bông cải xanh: Ăn nhiều loại rau quả rất hữu ích cho bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng bông cải xanh là một lựa chọn tuyệt vời đối với người bị gan nhiễm mỡ. Một bài báo trên tạp chí Dinh dưỡng phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ bông cải xanh lâu dài đã giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan của loài chuột. Các nhà nghiên cứu vẫn cần tiến hành nhiều nghiên cứu về con người, nhưng bằng chứng ban đầu này mang lại đầy hứa hẹn cho kết quả nghiên cứu ở người trong tương lai.

Trà: Theo nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới, trà xanh đặc biệt có thể giúp giảm tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể và chất béo trong máu. Mức độ chống oxy hóa cao hơn trà xanh cũng rất hữu ích.

Quả óc chó: Óc chó chứa hàm lượng omega 3 cao. Một báo cáo từ năm 2015 cho thấy, ăn quả óc chó cải thiện các xét nghiệm chức năng gan ở những người có bệnh gan nhiễm mỡ không cồn.

Trái bơ: Bơ giàu chất béo lành mạnh nhưng cũng chứa chất dinh dưỡng chống viêm và chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm lượng đường trong máu và căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Đậu nành hoặc protein váng sữa: Theo đánh giá trên tạp chí Gastroenterology and Hepatology, một số protein có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh gan nhiễm mỡ. Đậu nành và protein váng sữa giúp cân bằng các tác động của lượng carbohydrate đơn giản và làm giảm lượng đường trong máu. Chúng cũng giúp cơ thể giữ lại khối lượng cơ và giảm trọng lượng tổng thể.

nhung thuc pham la ke thu so 1 cua benh gan nhiem mo Món ăn người bị bệnh gan nên kiêng

Đối với bệnh nhân bị viêm gan, chế độ và thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh.

nhung thuc pham la ke thu so 1 cua benh gan nhiem mo Khác biệt giữa gan của người khỏe mạnh và người nghiện rượu

Lá gan khỏe mạnh trông mịn màng và màu nâu đỏ, lá gan bị bệnh thì thô cứng màu xám và xuất hiện những đốm ...

nhung thuc pham la ke thu so 1 cua benh gan nhiem mo Bệnh béo phì có thể gây tổn thương gan ở tuổi lên 8

Nghiên cứu mới cho thấy tình trạng béo phì có thể dẫn đến bệnh gan ở trẻ nhỏ cỡ 8 tuổi, theo hãng tin UPI.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.