Vụ thất thoát 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng VNCB
Đại án xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng làm thất thoát 9.000 tỷ đồng. |
Ngày 9/9, TAND TP HCM tuyên án vụ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án này xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) gây thât thoát 9.000 tỷ đồng.
Phạm Công Danh phải chịu mức án 30 năm tù cho cả 2 tội danh trên. Các đồng phạm của Danh bị tuyên phạt 3 năm tù treo tới 22 năm tù giam. Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỷ đồng gốc và lãi mà bị cáo Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án. Đồng thời HĐXX quyết định khởi tố hàng loạt vụ án liên quan tới sai phạm của Phạm Công Danh.
VNCB được Ngân hàng nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền. Vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh 6 mất gần 1.000 tỷ đồng
Đại án Agribank chi nhánh 6 làm mất gần 1.000 tỷ đồng. |
Ngày 11/5, TAND cấp cao tại TP HCM xét phúc thẩm vụ án sai phạm tại Agribank chi nhánh 6 gây thất thoát gần 966 tỉ đồng. Kẻ chủ mưu trong vụ án này là Dương Thanh Cường đã lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc. Cường giữ vai trò điều hành các công ty này và chỉ đạo những người mình thuê thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6.
Lợi dụng chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm mội trường trên địa bàn thành phố về khu công nghiệp, Công ty Đông Phương đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ chung cư cao tầng tại số 10 Âu Cơ, Q.Tân Phú. Để có tiền thực hiện dự án, Dương Thanh Cường đặt vấn đề vay vốn với Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank CN 6) và được đồng ý. Tháng 9/2007, Cường chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ và trụ sở công ty của Cường tại 44 An Dương Vương, Q.8. Dù biết dự án chưa được phê duyệt, tài sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời, không đủ điều kiện thế chấp cho vay nhưng Trung và thuộc cấp vẫn ký duyệt cho công ty của Cường 170 tỷ đồng.
Một tháng sau đó, Cường tiếp tục chỉ đạo cho cấp dưới lập hồ sơ vay của Agribank 628 tỷ đồng để thực hiện dự án khu biệt thự nhà vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Cường thu mua của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng cho dự án trên cùng với 3 bất động sản khác.
Sau đó, Cường chỉ đạo người làm của mình đến Agribank CN6 để mượn lại các giấy chứng nhận này và tiếp tục thế chấp tại ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) để vay tiền và vàng. Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán gây thiệt hại cho Agribank CN 6 hơn 966 tỷ đồng.
Dương Thanh Cường sau đó đã bị tuyên chung thân về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hồ Đăng Trung bị tuyên 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các đồng phạm khác cũng lãnh mức án từ 4 – 23 năm tù.
Hoa hậu quý bà Tuyết Nga lừa đảo hàng trăm tỷ đồng
Hoa hậu Tuyết Nga lãnh 15 năm tù. |
Cuối tháng 7 TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt Trương Thị Tuyết Nga (55 tuổi, hoa hậu quý bà thành đạt 2009) 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, năm 2007-2008, bà Nga xin cấp phép đầu tư xây dựng dự án nhà ở cao cấp và trung tâm thương mại trên khu đất thuộc phường Bình Khánh (quận 2, TPHCM). Dự án này không được cấp phép vì nằm trong khu quy hoạch ga Thủ Thiêm. Tuy nhiên, bà Nga vẫn mang thiết kế dự án đi chào bán.
Hoa hậu Quý bà sau đó ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 30.000 m2 đất cho đối tác và nhiều lần nhận tổng cộng 3,1 triệu USD tiền cọc.
Cơ quan điều tra còn xác định, trong thời gian này, bà Nga tiếp tục mang một phần “dự án ma” trên bán cho người khác và nhận cọc gần 1,5 tỷ đồng. Bà này cũng dùng mảnh đất này làm hợp đồng thế chấp vay ngân hàng cả trăm tỷ đồng.
Ngoài các hành vi lừa đảo đã xác định trên, VKSND Tối cao còn nhận được đơn của nhiều ngân hàng, công ty, cá nhân tố cáo bà Nga có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền tổng cộng gần 900 tỷ đồng. Vụ việc thuộc thẩm quyền của Công an TPHCM nên VKSND Tối cao đã chuyển toàn bộ số đơn thư tố cáo đến đơn vị này.
Liên quan đến hành vi lừa đảo của bà Nga, Cục điều tra của VKSND Tối cao xác định bà còn có hành vi đưa hối lộ một số cán bộ công tác tại Bộ Công an nhằm thoát tội trong việc chiếm đoạt 3,1 triệu USD tiền đặt cọc của đối tác.
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018