Ô nhiễm không khí tại Hồng Kông chạm mức cao nhất trong bảy năm qua

Theo South China Morning Post (SCMP), nồng độ khí ozone có hại ở khu vực đồng bằng sông Châu Giang, Hồng Kông (Trung Quốc) chạm mức cao nhất trong bảy năm qua.

Thống kê này cũng khá sát với một báo cáo từ của lãnh đạo Hồng Kông cho thấy có sự suy giảm ô nhiễm chung trong khu vực.

Theo số liệu thống kê hàng năm từ Mạng lưới giám sát chất lượng không khí khu vực đồng bằng sông Châu Giang được công bố vào cuối tuần vừa qua cho thấy nồng độ ozone trung bình ở mức 58 microgam trên mét khối. Con số này ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

280619_HKairpollution_SCMP

Hình ảnh một thành phố ở Hồng Kông (Trung Quốc) bị che mờ bởi khói mù do ô nhiễm không khí cao. Ảnh: South China Morning Post.

Mạng lưới thu thập dữ liệu từ 23 trạm giám sát ở Hồng Kông, Quảng Đông và Ma Cao, và là một phần trong nỗ lực chung của chính phủ ba nơi nhằm cải thiện chất lượng không khí trong khu vực.

Trong khi đó, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí như sulfur dioxide (SO2) và các hạt bụi siêu vi có hại (PM10) đã giảm lần lượt 81% và 36% kể từ năm 2006, thì nồng độ ozone năm 2018 đã tăng 21% so với cùng kỳ. 

Ozone được hình thành thông qua phản ứng của nitơ oxit (NOx) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong không khí ở dưới ánh sáng mặt trời. Nó là thành phần chính của sương mù quang hóa, nếu ở mức độ cao có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Đã có nhiều cảnh báo rủi ro sức khỏe "nghiêm trọng" đối với chất lượng không khí ô nhiễm bởi khí thải tại Hồng Kông và nó có thể bay lên cao khi có bão xuất hiện.

Phát ngôn viên của Cục Môi trường Hồng Kông cho biết chính quyền địa phương đã đưa ra một số nghiên cứu về các mục tiêu giảm khí thải và mức độ tập trung của các chất gây ô nhiễm không khí trong khu vực nhằm xây dựng các mục tiêu dài hạn.

Nhà môi trường học Angus Wong Chun-yin, thuộc Tổ chức Xanh thế giới cho biết: "Vì ozone là chất gây ô nhiễm thứ cấp, nên sẽ cần nỗ lực giảm lượng khí thải NOx và VOCs để kiểm soát nồng độ ozone".

280619_pollutants_SCMP

Ozone là một chất gây ô nhiễm thứ cấp được tạo ra khi hai chất ô nhiễm chính phản ứng trong ánh sáng mặt trời và không khí tù đọng. Ảnh: South China Morning Post.

Trong báo cáo của cơ quan lãnh đạo Hồng Kông có nêu chi tiết về chất thải của các ngành khác nhau trong năm 2017. Báo cáo cho rằng sự gia tăng các vụ cháy rừng là do lượng khí thải do số chất gây ô nhiễm tăng bao gồm PM10, PM2.5 và carbon monoxide. Có 991 vụ cháy rừng năm 2017, tăng từ 537 năm 2016.

Theo báo cáo tổng lượng khí thải của Hồng Kông trong năm 2017 là 16.160 tấn SO2, 84.960 tấn NOx, 4.020 tấn PM10, 3.120 tấn PM2.5, 25.520 tấn VOC và 57.110 tấn CO. Do các biện pháp kiểm soát liên tục đối với các nhà máy điện, tàu và xe cơ giới, lượng khí thải SO2, NOx, PM10 và PM2.5 trong năm 2017 đã giảm 7 đến 9% so với mức của năm 2016 và đã giảm 34 đến 80 phần trăm kể từ năm 2001.

Loong Tsz-wai, thuộc nhóm xanh Clean Air Network chia sẻ: Chính quyền Thâm Quyến (tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã và đang áp đặt các mục tiêu mạnh mẽ để cắt giảm khí thải, như thúc đẩy việc sử dụng xe điện. Tuy nhiên ông chỉ ra lập luận: Việc trình bày lượng khí thải có trọng lượng có thể không cung cấp cho công chúng bức tranh đầy đủ về sự ô nhiễm môi trường. Quan trọng nhất vẫn là chỉ ra được mức độ tập chung của lượng khí thải gây ô nhiễm.

Loong đã trích dẫn ví dụ về ô nhiễm bên đường và nói thêm: "Trong khi tổng lượng khí thải NOx có thể giảm, nếu chất ô nhiễm tập trung vào các khu vực có nhiều người sống hoặc làm việc, người ta khó có thể nói chất lượng không khí đã được cải thiện".

Ông cũng lưu ý rằng lượng khí thải PM10 và PM2.5 từ các nhà máy điện đã tăng nhẹ trong năm 2017 và không thấy sự cải thiện đáng kể nào cho đến sau năm sau. Khi thế hệ đốt than sẽ bị cắt giảm từ khoảng một nửa hỗn hợp nhiên liệu xuống còn 20 cent, được thay thế bằng các nhà máy điện khí đốt tương đối sạch hơn.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.