Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 15/9: Nhiều chứng cứ 'lật ngược tình huống'?

Trong số 34 bị cáo là Giám đốc các Chi nhán/PGD của OceanBank bị truy tố trong vụ án OceanBank, có 28 bị cáo thoát án tù giam theo đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội.

Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội được công bố ngày 14/09, trong số 35 bị cáo là Giám đốc Chi nhánh/PGD, có 6 bị cáo bị đề nghị tù giam từ 36-42 tháng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 – Bộ luật hình sự, gồm: Lê Tuấn Anh (nguyên GĐ Chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Thị Kiều Liên (nguyên GĐ Chi nhánh Vũng Tàu), Nguyễn Minh Đạo (nguyên GĐ Chi nhánh Hà Nội), Trần Thị Thu Hương (nguyên GĐ Chi nhánh Hải Dương) , Hoàng Bích Vân (nguyên GĐ Chi nhánh TP.HCM), Nguyễn Quốc Chiến (nguyên GĐ Chi nhánh Sài Gòn).

Đối với các bị cáo Phạm Đình Yên (CN Đào Duy Anh), Ngô Hải Nam (CN Quảng Ninh), Phan Thị Tú Anh (CN Quảng Ngãi), Lê Quỳnh An (CN Vinh), Nguyễn Trà My (CN Thăng Long): Áp dụng khoản 3 Điều 165, điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – Bộ Luật Hình sự, xử phạt mỗi bị cáo từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách đến 5 năm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các bị cáo Trịnh Xuân Hà (PGD Long Biên), Đỗ Quốc Trình (PGD Phú Mỹ Hưng), Nguyễn Viết Hiền (PGD Âu Cơ), Nguyễn Quốc Trưởng (CN Cần Thơ), Nguyễn Lưu Nam (CN Quy Nhơn), Hoàng Phương Nga (PGD Phú Mỹ Hưng), Nguyễn Văn Chai (CN Bắc Giang), Lưu Hồng Văn (PGD Hà Đông), Ngô Hoàng Long (PGD Âu Cơ), Nguyễn Thị Bình Phương (CN Cà Mau), Bùi Đức Quỳnh (CN Đồng Nai), Nguyễn Hồng Quân (CN Cà Mau), Phan Thị Lan (CN Hà Tĩnh), Lê Bảo Kiên (PGD Hoàn Kiếm), Trần Thị Thiên Ngân (CN Đà Nẵng), Lê Vũ Thủy (PGD Lý Thường Kiệt), Nguyễn Văn Đức (CN Thanh Hóa), Tạ Hoàng Phương (CN Nha Trang), Mai Văn Cường (CN Hải Phòng), Nguyễn Xuân Sơn (SN 1977, PGD Nguyễn Văn Trỗi):

Áp dụng K3 Điều 165, điểm b, p khoản 1, K2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – BLHS, xử phạt mỗi bị cáo từ 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48-60 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các bị cáo Nguyễn Việt Hà (CN Thái Bình), Nguyễn Phan Trung Kiên (PGD Đông Đô), Nguyễn Thị Loan (PGD Trung Yên), Trần Anh Thiết (CN Hà Nội): Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – Bộ luật hình sự, xử phạt mỗi bị cáo từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36-48 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

11:12 10:45 10:36 10:30 10:20 10:14 10:02 09:26 09:26 09:17 09:06 09:03 07:50
11:12

HĐXX tạm dừng phiên tòa buổi sáng. 13h30 chiều nay nhóm luật sư bào chưa cho bị cáo Nguyễn Văn Hoàn sẽ tiếp tục đưa ra quan điểm bào chữa.

10:45

Luật sư Huỳnh Phương Nam cho rằng, cáo trạng quy kết Giang là đồng phạm nhưng lại không hề có căn cứ nào thể hiện việc này.

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 159 nhieu chung cu lat nguoc tinh huong
Luật sư Huỳnh Phương Nam.

Theo luật sư Nam, OJB không phải là NHNN nên không chịu các quy định của NHNN. Hành vi của bị cáo Giang bị cáo buộc đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn.

Thông qua BSC ký các hợp đồng thu phí coi là chi phí để chi lãi ngoài của OJB. thứ hai là BSC chi lãi ngoài đối với khách hàng của BSC từ tiền của OJB.

Chúng ta cần phải xác định nếu có mục đích chiếm đoạt tài sản của Sơn thì Giang mới có thể là đồng phạm. Về chủ trương thu lãi ngoài thông qua BSC thì cần phải làm rõ Giang thực hiện ở giai đoạn nào mới có thể chứng minh Giang là đồng phạm giúp sức tích cực.

Tại tòa, Sơn và Thắm khai có nói với nhau về việc CSKH nhưng không nói với Hoàn và Giang.

Về mục đích sử dụng số tiền ký qua BSC, Thắm khai ký HĐ không nhằm mục đích cho ai và không ai được hưởng lợi gì, Thắm cũng khai không để cho Sơn sử dụng số tiền của BSC vào bất cứ việc gì.

Sử dụng số tiền 69 tỷ, CQĐT không có tài liệu nào thể hiện Giang biết và đưa cho Sơn và Sơn thu – chi như thế nào. Việc này bản thân Thắm cũng không biết được việc Sơn thu – chi như thế nào thì Giang sao có thể biết việc làm này của Sơn.

Chủ trương thu phí, Giang không thừa nhận biết chủ trương này. Tại tòa Thắm cũng khai không bàn bạc gì với Hoàn và Giang.

“Việc quy kết và luận tội của VKS là không phù hợp và thỏa đáng” – Luật sư Nam trình bày

10:36

Luật sư Kiều Thị Hải Vân

Trong vụ án này có một sự nhầm lẫn trầm trọng khi coi là Cty BSC trực thuộc OJB là sân sau của Hà Văn Thắm.

BSC là Cty độc lập, được phép vay tiền của OJB, trong tổng số tiền 69 tỷ ( 2,3 tỷ là của OJb mới còn lại là của khách hàng) mà cáo trạng quy kết không có căn cứ BSC trực thuộc OJB.

Trong 3 khách hàng lớn ký kết HĐ với BSC thì có 2 khách hàng lớn cảm thấy hài lòng về dịch vụ Cty BSC. Trong khi đó, khách hàng cá nhân cũng không có bất kỳ đơn thư nào yêu cầu đòi lại quyền lợi. Chúng ta có thể nghĩ rằng việc này không gây thiệt hại cho BSC.

Cơ quan CSĐT, VKS cho rằng 721 HĐ là hợp đồng khống nhưng lại không đưa ra được những đơn thư nào để chứng minh.

Theo luật sư Vân, không thể áp đặt ý chí rằng Giang là người am hiểu pháp luật không thành khẩn khai báo. Tại sao lại không theo hướng là họ làm đúng. Khi định lượng khung hình phạt VKS đưa ra mức phạt là quá nghiêm khác với bị cáo Giang.

Luật sư Vân cho rằng bị cáo Giang không phạm tội.

10:30

Về quan điểm của VKS cáo buộc Giang chiếm đoạt tài sản, Luật sư Trưởng cho rằng, bị cáo Giang không được bàn bạc thì cũng không thể ăn chia số tiền 69 tỷ (721 hợp đồng), Thắm là người sử dụng, điều hành số tiền này và chị Minh Nguyệt cũng biết được sự việc này.

Nếu Giang biết đây là việc làm trái pháp luật thì động cơ mục đích nào để Giang tiếp tục thực hiện ký các HĐTD. Trong khi đó Giang vốn là Tiến sỹ Luật học hưởng lương tháng 10 triệu/tháng thì không thể ngồi không để ký hợp đồng.

Ngoài ra các bị cáo cũng khẳng định không ăn chia gì với bị cáo Giang cả về mặt tinh thần. Như vậy thì không đủ căn cứ xử phạt bị cáo Giang.

10:20

Đối với lời khai của Hoàng Thị Hồng Tứ cho rằng Giang đưa hợp đồng để Tứ ký và Giang biết Tứ không phải người điều hành của BSC nhưng Tứ lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc này.

Không chỉ có vậy, tại tòa Nguyễn Văn Hoàn và Thắm cũng khai không chỉ đạo hay bàn bạc việc chi lãi ngoài với Giang. Lời khai này là phù hợp với cả lời khải của bị cáo Giang.

“Đối với một người không được bàn bạc không cùng ý chí thì làm sao có thể trở thành đồng phạm được. Tôi khẳng định bị cáo Giang không phạm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn” – Luật sư Trưởng trình bày.

10:14

Nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Hoàng Giang gồm LS Vũ Gia Trực, Kiều Thị Hải Vân và Huỳnh Phương Nam trình bày tại tòa.

Theo Luật sư Trưởng, sự thật khách quan chưa được làm sáng tỏ trong vụ án này, quan điểm của VKS đề nghị Giang mức phạt 8 – 9 năm tù.

Luật sư Trưởng cho rằng, Giang không phạm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản vì bị cáo Giang không đồng phạm giúp sức với Thắm và Sơn, đồng thời bị cáo Giang không có chiếm đoạt tài sản khi kí vào các hợp đồng tín dụng của BSC.

Luật sư Trưởng đưa ra quan điểm, bị cáo Giang không thể là đồng phạm với Thắm và Sơn vì theo Quy định 20 BLHS thì phải có 2 người trở lên cùng bàn bạc, cùng ý trí thực hiện hành vi phạm tội, nhưng trong vụ án này Giang đều không được Thắm bàn bạc và cũng không cùng ý chí với Sơn.

Dẫn chứng, Luật sư Trưởng chỉ ra lời khai của các bị cáo tại tọa đều thể hiện trong quá trình làm việc tại BSC Giang không được bàn bạc hay cùng ý chí để ký hợp đồng chi lãi ngoài. Tại tòa Thắm cũng khai không chỉ đạo bàn bạc với Hoàn và Giang.

10:02

HĐXX tiếp tục làm việc

Luật sư Thiệp tiếp tục đề nghị HĐXX, về mặt góc độ pháp lý không có căn cứ cơ sở bị cáo Thắm về tội Tham ô và Lạm dụng như bản cáo trạng truy tố và quan điểm luận tội của VKS. Đề nghị HĐXX xem xét cân nhắc những chứng cứ, luận cứ của các luật sư tránh gây oan sai cho Hà Văn Thắm.

09:26

HĐXX tạm nghỉ

09:26

Luật sư chỉ ra rằng công ty BSC được thành lập hoàn toàn độc lập và có vai trò pháp lý riêng. Trong thời điểm đó, nếu khách hàng có các nhu cầu mua - bán ngoại tệ không ký hợp đồng với BSC cũng phải ký với các doanh nghiệp khác. Không thể cho rằng việc ký hợp đồng với công ty khác là hợp pháp còn ký với BSC là không hợp pháp vì BSC là công ty sân sau của Hà Văn Thắm. Kết luận đánh đồng BSC và OceanBank là chủ quan.

Theo kết luận giám định, thiệt hại của OceanBank là do đã ký hợp đồng mua bán ngoại tệ thấp hơn mức lãi suất trần của NHNN đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Luật sư đưa ra hai căn cứ: Thứ nhất là việc mua bán dưới giá trần không hề vi phạm quy định của NHNN thì không thể nói đây là thiệt hại của ngân hàng; Thứ hai, đây là hợp đồng dân sự giữa hai bên, trong khi về phía khách hàng cũng không có ai ý kiến về khoản thu phí.

Chính trong phiên toà này, không có đại diện khách hàng của BSC nào có mặt, điều này có thể được hiểu là họ cảm thấy họ không bị thiệt hại. Từng có đại diện khách hàng cho rằng đây là dịch vụ hỗ trợ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của họ, hoàn toàn không có thiệt hại gì.

Theo Luật sư Thiệp, thiệt hại cho BSC là thiệt hại của Hà Văn Thắm chứ không phải của OceanBank, VKS cho rằng BSC thiệt hại là OJB thiệt hại là không đồng nhất.

Luật sư Thiệp cho rằng, Công ty BSC không hề có mối quan hệ sở hữu tại BSC, BSC chỉ là đơn vị trung gian vay tiền của OceanBank để cho vay lại đối với các khách hàng không đủ tiêu chuẩn.

Tại phiên toà đại diện NHNN và giám định NHNN cũng đã né tránh trả lời câu hỏi về hai thiệt hại này là một hay không. Việc né tránh này cũng là do có căn cứ.

Việc Sơn chiếm đoạt số tiền 69 tỷ từ BSC cũng là sở hữu của Hà Văn Thắm, nên không thể quy kết Thắm là đồng phạm với Sơn.

Theo cáo trạng chỉ có 68,9 tỷ là số thiệt hại của BSC và hơn 500 triệu là tiền của Hà Văn Thắm. Luật sư phân tích số tiền từ BSC không thể công nhận là lợi nhuận vì còn nhiều chi phí khác trong hoạt động.

VKS xác định động cơ của Hà Văn Thắm là vụ lợi để giữ chân khách hàng là PVN, trong khi quy kết Thắm đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt số tiền trên là mâu thuẫn với nhau.

09:17

Luật sư phản biện về tội đồng phạm của Hà Văn Thắm

Theo Luật sư, ngay cả trong trường hợp chứng minh được Sơn có vi phạm hành vi chiếm đoạt số tiền 246 tỷ đồng của OceanBank, không có căn cứ để xác định Thắm chung ý chí với Sơn về việc chiếm đoạt tài sản.

Việc chi chăm sóc khách hàng là do tình cảnh bắt buộc chứ không phải là do ý chí chủ quan ban đầu.

CQĐT cũng đã đưa ra quan điểm Thắm không thể chung ý chí của Sơn trong việc chiếm đoạt vì không biết Sơn đã sử dụng số tiền trên vào mục đích gì. Hơn nữa, Thắm lại là cổ đông lớn chiếm gần 63% vốn của OceanBank. Nếu cho rằng bị cáo Thắm đồng phạm với Sơn thì tương đương với việc Thắm giúp sức cho Sơn gây thiệt hại cho bản thân mình. Đây là một điều hết sức vô lý.

"Đây là hành động không bình thường mà một người bình thường không bao giờ làm" - Luật sư nói.

Lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh việc nói Hà Văn Thắm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn là không hợp lý. Theo luật sư, hành vi duy nhất mà Thắm "giúp sức" cho Sơn là việc Thắm đưa tiền cho ông Sơn. Nhưng phải xem xét rõ mục đích ban đầu của việc đưa tiền là gì. Cụ thể theo Hà Văn Thắm mục đích là đưa tiền để chăm sóc khách hàng PVN, không hề biết Sơn đã sử dụng như thế nào, chỉ kiểm soát bằng kiểm tra các số dư tiền gửi từ nhóm khách hàng dầu khí. Theo Thắm khi lượng tiền gửi được duy trì đều đặn có thể thấy việc chi này đã cho hiệu quả.

09:06

Luật sư Thiệp tiếp tục đưa ra những luận điểm chứng minh mức án của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn là thiếu căn cứ

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 159 nhung bi cao nao thoat an tu giam

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng cho rằng việc đề nghị mức án chung thân và tử hình với Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn là ‘nóng vội’ và thiếu căn cứ pháp lý. Theo luật sư Thiệp, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã bị oan. Ông cho rằng cần phải xem xét vì liên quan tới sinh mệnh của nhiều người.

Luật sư nhắc lại căn cứ xác định hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Sơn theo cáo trạng: "Trong hành vi cố ý làm trái có 1.576 tỷ đồng chi lãi ngoài, trong đó có 246 tỷ đồng là chi cho Sơn nhưng đã bị Sơn lạm dụng chiếm đoạt. Trong 246 tỷ của OceanBank có 49 tỷ là tiền của PVN".

Để ra con số này, theo Luật sư CQĐT và VKS đã đưa ra một phép tính khá "hồn nhiên" mà không dựa vào cơ sở pháp lý mà chính nguyên đơn dân sự PVN cũng không đưa ra được thiệt hại, không có đơn yêu cầu bồi thường theo điều 52 của BLDS. Như vậy tính khách quan và giá trị quy kết này cần phải được xem xét lại. Hồ sơ điều tra không có chứng từ chứng minh PVN có mất số tiền này không, đây là tiền vốn, lợi nhuận hay cổ tức.

Bị cáo Hà Văn Thắm cũng đã xác nhận đây là số tiền lấy từ lãi từ kinh doanh của OceanBank nên chưa thể nói là tài sản của PVN. Nếu cho đây là lợi nhuận thì cần phải trừ đi nhiều chi phí để xác định lỗ lãi, sau đó mới được tính toán chia cổ tức. Không có một tổ chức cơ quan nào được tự ý nhận đâu là phần tài sản của mình.

Tóm lại số tiền 49 tỷ này không có căn cứ để xác định là sở hữu của PVN. Vì vậy, đối với số tiền này không có cơ sở để quy kết là Sơn chiếm đoạt của PVN.

09:03

Sáng 15/9, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank- OJB) tiếp tục với phần bào chữa của luật sư.

Mở đầu phiên xử sáng nay, luật sư Nguyễn Thị Minh Phương bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tranh luận với VKS.

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 159 nhung bi cao nao thoat an tu giam
Luật sư Phương trình bày quan điểm bào chữa

Theo LS, những tình tiết mới liên quan đến hành vi của Nguyễn Xuân Sơn đang được xảy ra là việc khởi tố 3 vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP).

LS Phương cho rằng, việc quy kết Sơn hành vi chiếm đoạt tiền có vô tình cản trở yếu tố điều tra của các vụ án này hay không? Vì theo lời khai của Sơn liên quan đến khách hàng ngành dầu khí thì Sơn đã chi tiền lãi ngoài cho họ, điển hình như Vietsovpetro.

Ngoài ra, cũng cần làm rõ hành vi này tại PVN. LS đặt câu hỏi, liệu PVN có cho Sơn nhận tiền từ Oceanbank hay không?

Việc quy kết Sơn tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng đã công nhận lời khai không nhận tiền của các những người được tòa triệu tập trước đó, như vậy thì cần gì phải khởi tố vụ án.

luật sư đặt nghi vấn với lãi suất ưu đãi cuả Oceanbank, công ty mẹ PVN liệu có nhận được khoản chăm sóc khủng không trong khi các công ty thành viên đều nhận? Vậy liệu công ty mẹ có để cho Sơn tư lợi bỏ túi hàng trăm tỷ như cáo buộc hay không? Luật sư đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án với tội Tham ô tài sản của Nguyễn Xuân Sơn.

Theo luật sư, không có cơ sở kết luận Nguyễn Xuân Sơn có tư cách quản lý tiền gửi. Thời gian diễn ra việc chi khoản tiền 49 tỷ mà sau này ông Sơn bị cáo buộc tham ô, bị cáo này đã rời khỏi OceanBank nên không thể rút tiền của nhà băng này. Luật sư đặt nhiều câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà kết luận Sơn có chức vụ để rút tiền của Oceanbank? Ai quản lý số tiền 246 tỷ?

Số tiền 1.500 tỷ mà Oceanbank chi lãi ngoài cũng không phải vốn điều lệ hay cổ tức nên trong số này không thể có tiền của PVN. Liên quan tới hai khoản tiền 69 tỷ (của công ty BSC) và 197 tỷ nằm trong khoản tiền 246 tỷ bị cáo Sơn nhận từ Thắm chi lãi ngoài. Luật sư cho rằng, ông Sơn không nhận nhiều tiền đến đến thế, con số không chính xác vì chưa được cơ quan điều tra làm rõ.

Luật sư cho rằng nguồn tiền Thắm chi cho ông Sơn là tiền cá nhân của Cựu chủ tịch HĐQT Oceanbank. Những người trung gian chuyển tiền Sơn không có chứng cứ gì ngoài lời khai. "Phải chăng trong vụ án này cơ quan điều tra cố tình tìm những ‘mảnh ghép’ khập khiễng để ghép lại thành ‘bức tranh’ tham ô của Nguyễn Xuân Sơn hoàn thiện?" - Luật sư đặt nghi vấn và nói sẽ tìm thêm bằng chứng để chứng minh luận điểm của mình là chính xác.

07:50

Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội được công bố ngày 14/09, trong số 35 bị cáo là Giám đốc Chi nhánh/PGD, có 6 bị cáo bị đề nghị tù giam từ 36-42 tháng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 – Bộ luật hình sự, gồm: Lê Tuấn Anh (nguyên GĐ Chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Thị Kiều Liên (nguyên GĐ Chi nhánh Vũng Tàu), Nguyễn Minh Đạo (nguyên GĐ Chi nhánh Hà Nội), Trần Thị Thu Hương (nguyên GĐ Chi nhánh Hải Dương) , Hoàng Bích Vân (nguyên GĐ Chi nhánh TP.HCM), Nguyễn Quốc Chiến (nguyên GĐ Chi nhánh Sài Gòn).

Đối với các bị cáo Phạm Đình Yên (CN Đào Duy Anh), Ngô Hải Nam (CN Quảng Ninh), Phan Thị Tú Anh (CN Quảng Ngãi), Lê Quỳnh An (CN Vinh), Nguyễn Trà My (CN Thăng Long): Áp dụng khoản 3 Điều 165, điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – Bộ Luật Hình sự, xử phạt mỗi bị cáo từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách đến 5 năm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các bị cáo Trịnh Xuân Hà (PGD Long Biên), Đỗ Quốc Trình (PGD Phú Mỹ Hưng), Nguyễn Viết Hiền (PGD Âu Cơ), Nguyễn Quốc Trưởng (CN Cần Thơ), Nguyễn Lưu Nam (CN Quy Nhơn), Hoàng Phương Nga (PGD Phú Mỹ Hưng), Nguyễn Văn Chai (CN Bắc Giang), Lưu Hồng Văn (PGD Hà Đông), Ngô Hoàng Long (PGD Âu Cơ), Nguyễn Thị Bình Phương (CN Cà Mau), Bùi Đức Quỳnh (CN Đồng Nai), Nguyễn Hồng Quân (CN Cà Mau), Phan Thị Lan (CN Hà Tĩnh), Lê Bảo Kiên (PGD Hoàn Kiếm), Trần Thị Thiên Ngân (CN Đà Nẵng), Lê Vũ Thủy (PGD Lý Thường Kiệt), Nguyễn Văn Đức (CN Thanh Hóa), Tạ Hoàng Phương (CN Nha Trang), Mai Văn Cường (CN Hải Phòng), Nguyễn Xuân Sơn (SN 1977, PGD Nguyễn Văn Trỗi):

Áp dụng K3 Điều 165, điểm b, p khoản 1, K2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – BLHS, xử phạt mỗi bị cáo từ 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48-60 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các bị cáo Nguyễn Việt Hà (CN Thái Bình), Nguyễn Phan Trung Kiên (PGD Đông Đô), Nguyễn Thị Loan (PGD Trung Yên), Trần Anh Thiết (CN Hà Nội): Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 60 – Bộ luật hình sự, xử phạt mỗi bị cáo từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36-48 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhật Anh

Theo Đời sống & Pháp lý

chọn
Becamex lãi tăng 60% quý đầu năm, sắp làm khu công nghiệp 700 ha ở khu bắc Bình Dương
KCN Cây Trường là một trong 7 KCN mà Becamex đang triển khai đầu tư xây dựng. Dự án này theo kế hoạch sẽ bắt đầu san lấp mặt bằng từ quý III/2024, hoạt động chính thức từ quý III/2025.