Ghi nhận của PV Tiền Phong tại một số địa bàn có nhiều người Hàn Quốc, Nhật Bản sinh sống như: Bắc Từ Liêm (hơn 3.000 người); Cầu Giấy (2.814 người); Nam Từ Liêm (9.102 người); Thanh Xuân (1.838 người)… cơ quan chức năng đã phối hợp với Ban quản lí các tòa nhà rà soát từng hộ gia đình.
Tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân), mấy ngày này cán bộ y tế phường thường xuyên làm việc đến 12 giờ đêm. Được biết, trên địa bàn phường có khu chung cư cao cấp với số lượng người Hàn Quốc lên đến hơn 1.000 người.
Nếu có trường hợp về từ vùng dịch có biểu hiện sốt, ho, khó thở, lập tức y tế phường sẽ báo cho quận. Trung tâm y tế quận sẽ cử xe đến để giúp họ đi cách li, đảm bảo cách li an toàn từ nhà đến cơ sở cách li.
Ông Nguyễn Trọng Phan, Bí thư Chi bộ tổ 36, 37, 38 (phường Thượng Đình) cho biết, do đặc thù khu chung cư nhiều người nước ngoài thuê nên tổ dân phố, ban quản trị tòa nhà đã họp từ mùng 5 Tết. Ban quản trị yêu cầu Ban quản lí bổ sung các bình nước sát khuẩn cả cầu thang máy, các lối ra vào…
Bên cạnh đó là in băng rôn tuyên truyền cho người dân để người dân có ý thức phối hợp với người nước ngoài phòng chống dịch. "Tuy nhiên cũng có một số trường hợp họ nhập cảnh nhưng không về nơi lưu trú mà thuê khách sạn ở chỗ khác, việc này khiến việc kiểm soát khá khó khăn", ông Phan cho hay.
Đáng chú ý, ở một số chung cư ở quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân đều có những trường hợp người Hàn Quốc bất hợp tác với cơ quan y tế. Một cán bộ y tế cho biết, có trường hợp chúng tôi đến nhà, người này nhất quyết không tiếp. Sau phải nhờ Ban quản lí gọi điện cho chủ nhà, người chủ gọi cho môi giới thì người này mới đồng ý nói chuyện với cán bộ y tế.
Ở chung cư Sun Square (số 1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình II, Q. Nam Từ Liêm), quận có nhiều người Hàn Quốc sinh sống và làm việc nhất, người dân vẫn chưa an tâm với công tác phòng chống dịch của Ban quản lí tòa nhà. Ông Hoàng Xuân Thuyên, đại diện cho Ban liên lạc Sun Square cho biết, tòa nhà Sun Square có nhiều người Hàn Quốc hơn người Việt Nam thế nhưng Ban quản lí vẫn chưa tiến hành rà soát. "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với Ban quản lí, nhưng vẫn chưa có động thái gì. Việc này khiến cư dân vô cùng lo lắng", ông Thuyên nói.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch quận Cầu Giấy, quận đang tiếp tục cách li 4 trường hợp đến từ vùng dịch đang sinh sống ở các địa bàn, giám sát sức khỏe 1 trường hợp do tiếp xúc với ca nghi ngờ; theo dõi sức khỏe tại nhà 26 trường hợp, hiện sức khỏe bình thường.
Tại các phường, lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, rà soát người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và các trường hợp đi từ vùng dịch về để phối hợp với họ thực hiện cách li, giám sát phòng chống dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện có 65 đội chống dịch cơ động, trong đó tuyến thành phố có 5 đội, mỗi quận, huyện, thị xã có 2 đội thực hiện chế độ thường trực, sẵn sàng triển khai xử lí ca bệnh khi có yêu cầu.
Công bố Khánh Hòa hết dịch Covid-19
Quyết định này được Bộ Y tế ký ban hành ngày 26/2. Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên có dịch Covid -19, sau khi ghi nhận có 1 bệnh nhân (chị L.T.T.H., 25 tuổi, nhân viên lễ tân khách sạn). Chị H lây nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19. Đến nay chị H đã khỏi bệnh. Theo qui định của Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm, sau 28 ngày kiểm soát được nguồn lây địa phương có thể công bố hết dịch.
Đô thị 14:25 | 19/03/2020
Đô thị 14:32 | 10/03/2020
Du lịch 08:40 | 10/03/2020
Đô thị 18:05 | 08/03/2020
Kinh doanh 13:30 | 07/03/2020
Đô thị 18:18 | 05/03/2020
Đô thị 11:20 | 05/03/2020
Du lịch 17:23 | 03/03/2020