Propzy gọi vốn thành công 25 triệu USD từ Gaw Capital và SoftBank Ventures

Propzy - nền tảng công nghệ bất động sản tại Việt Nam vừa thông báo đã huy động gọi vốn được 25 triệu USD trong vòng Series A do Gaw Capital và SoftBank Ventures Asia đầu tư.

Theo nhà sáng lập CEO John Le, các khoản đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển các dòng sản phẩm mới, cam kết đơn giản hóa các giao dịch bất động sản trọn gói từ đầu đến cuối.

Bên cạnh đó, khoản đầu tư cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động hậu cần như mua, bán, thuê, quản lý nhà đất và căn hộ chung cư, đồng thời cung cấp nguồn vốn để mở rộng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho tín dụng bất động sản.

Công ty cũng sẽ tiếp tục mở rộng sang các dịch vụ cho thuê bằng cách tận dụng mô hình kinh doanh trên nền tảng của Propzy, được chứng minh qua mức tăng trưởng 50% mỗi tháng.

Là công ty FIRE-tech (viết tắt của công nghệ tài chính, bảo hiểm và bất động sản) tại Việt Nam, Propzy đã đi tiên phong trong mô hình kinh doanh từ online đến offline cung cấp nền tảng giao dịch bất động sản toàn diện.

Propzy gọi vốn thành công 25 triệu USD từ Gaw Capital và SoftBank Ventures - Ảnh 2.

Propzy gọi vốn thành công 25 triệu USD. (Ảnh minh họa; CafeF).

"Với hệ thống giao dịch bất động sản đa dạng với hơn 400 chuyên viên hoạt động tại 30 trung tâm giao dịch,chúng tôi đã tạo điều kiện cho hơn 1 tỉ USD giao dịch tài sản kể từ khi thành lập và dự đoán một năm tăng trưởng kỷ lục sắp tới khi chúng tôi tiếp tục mở rộng thị trường", ông John Le, nhà sáng lập và CEO của Propzy cho biết thêm.

Việt Nam đã nổi lên như một thị trường bất động sản thịnh vượng của Đông Nam Á. Bất chấp khủng hoảng toàn cầu và đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng tốt cho thị trường. 

Tuy vậy, ngành bất động sản vẫn chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới và vì thế những giải pháp cốt lõi được cho là thúc đẩy nhiều hơn cho thị trường này.

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.