Ứng dụng gọi xe TADA nhận thêm vốn đầu tư, đẩy mạnh mảng giao hàng

Ứng dụng gọi xe không chiết khấu TADA vừa gọi vốn thành công 5 triệu USD không lâu sau khi TADA Việt Nam ra mắt dịch vụ giao hàng.

TechNode Global đưa tin công ty MVL của Singapore đã gọi vốn thành công 5 triệu USD để tiếp tục mở rộng phát triển. MVL chính là công ty mẹ của hãng gọi xe công nghệ TADA, thương hiệu gọi xe công nghệ không thu chiết khấu của tài xế.

Nhà đầu tư lớn nhất trong vòng này là Shinhan Bank, một ngân hàng Hàn Quốc cũng có trụ sở và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 

Một trong những nhà đầu tư khác là Samkee Automotive, công ty chuyên sản xuất sản phẩm cơ điện, từ các thành phần máy móc đến xe điện và pin.

Ứng dụng gọi xe TADA nhận đầu tư 5 triệu USD từ Shinhan Bank - Ảnh 1.

MVL gọi vốn thành công 10 triệu USD trong vòng chưa đầy một năm. Ảnh: TADA

Hồi cuối năm 2019, MVL cũng gây tiếng vang khi hoàn tất khoản đầu tư vòng Series A với số vốn cũng là 5 triệu USD. 

Hiện tại, ứng dụng gọi xe TADA đã mở rộng hoạt động tại 3 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Campuchia và Việt Nam. Công ty công bố thương vụ đầu tư chỉ một ngày sau khi TADA ra mắt dịch vụ giao nhận nhu yếu phẩm tại Singapore.

Ra đời vào tháng 7/2018, TADA là hãng gọi xe công nghệ với mô hình kinh doanh khác biệt hẳn so với những cái tên khác như Grab hay Go-jek. 

Dựa trên công nghệ blockchain, dữ liệu người dùng được thu thập tới máy chủ của công ty. MVL sẽ kinh doanh và thu tiên từ việc kinh doanh cơ sở dữ liệu đó.

Ứng dụng gọi xe TADA nhận đầu tư 5 triệu USD từ Shinhan Bank - Ảnh 2.

TADA Singapore là một hãng gọi xe không thu chiết khấu. Ảnh: TADA

Theo tuyên bố của công ty, chỉ sau 4 tháng hoạt động, TADA đã thu hút 18.000 đối tác tài xế và 96.000 hành khách tại Singapore. 

Ở Việt Nam, TADA xuất hiện lần đầu ở TP HCM vào tháng 12/2018. Ban đầu, TADA chỉ cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ 4 bánh. Tuy nhiên gần đây, công ty đã mở thêm dịch vụ gọi xe 2 bánh và giao hàng.

Một hãng gọi xe công nghệ khác ở Hàn Quốc cũng có tên TADA, và mới đây công ty cũng gọi vốn thành công từ SoftBank.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.