Tags

Quy hoạch Bình Dương

Tìm theo ngày
Tổng hợp thông tin về quy hoạch Bình Dương mới nhất

Tổng hợp thông tin về quy hoạch Bình Dương mới nhất

Những thông tin về Quy hoạch Bình Dương thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cũng như phương pháp quy hoạch Bình Dương ra sao,... tất cả sẽ được đề cập trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Quy hoạch Bình Dương sẽ thể hiện thông tin gì?

Theo Quyết định số 462/QĐ-TTg, thông tin quy hoạch Bình Dương sẽ thể hiện những nội dung sau:

Phạm vi quy hoạch

Phần lãnh thổ tỉnh Bình Dương gồm có: 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; 2 thị xã là Tân Uyên, Bến Cát cùng với đó là 4 huyện: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên với tổng diện tích tự nhiên 2.694,64 km2.

- Phía Bắc: giáp tỉnh Bình Phước;

- Phía Nam: giáp Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía Đông: giáp tỉnh Đồng Nai;

- Phía Tây: giáp tỉnh Tây Ninh.

Tọa độ địa lý tỉnh: nằm từ 10°52’00” đến 11°30’00” vĩ độ Bắc và 106°20’00” đến 106°57’00” kinh độ Đông.

Thời kỳ lập Quy hoạch:

- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.

- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.

Quy mô quy hoạch tỉnh Bình Dương

​​Hiện nay, thành phố Bình Dương có 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; 2 thị xã là Tân Uyên, Bến Cát cùng với đó là 4 huyện: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên.

Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Bình Dương sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:

- Tỉnh Bình Dương sẽ triển khai quy hoạch ở 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.

- Bên cạnh đó, tỉnh này cũng triển khai quy hoạch tại 2 thị xã là Tân Uyên, Bến Cát.

- Ngoài ra, Bình Dương cũng sẽ thiết lập quy hoạch thêm tại 4 huyện là: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên.

Nội dung quy hoạch tỉnh Bình Dương

Các nội dung chính của quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương;

b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn;

c) Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước;

d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:

- Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;

- Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh;

- Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị; phương án phát triển đô thị và các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh;

- Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; phương án phát triển các cụm công nghiệp;

- Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư;

- Xác định khu quân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn; phương án phát triển những khu vực có vai trò động lực;

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông;

- Phương án phát triển mạng lưới cấp điện; mạng lưới viễn thông; mạng lưới thủy lợi, cấp nước; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện; các khu xử lý chất thải;

- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội;

- Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

- Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;

- Phương án cụ thể cho việc phát triển nền kinh tế có trình độ khoa học công nghệ cao, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn lực, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình mà địa phương đã cam kết;

- Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên;

- Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; - Xây dựng danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;

- Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh;

đ) Yêu cầu về các nội dung đề xuất: các nội dung đề xuất nghiên cứu để đưa vào quy hoạch tỉnh phải có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, xuất phát từ nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý Nhà nước tại địa phương;

e) Yêu cầu về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Mục tiêu quy hoạch Bình Dương là gì?

Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Bình Dương phải đạt được các mục tiêu sau:

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

- Quy hoạch tỉnh phải đưa ra các quan điểm phát triển, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới cho tỉnh; đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược; đề xuất danh mục các dự án đầu tư quan trọng, cũng như chuẩn bị nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh theo các kịch bản khác nhau.

- Quy hoạch tỉnh phải định hướng phân bố không gian có tính chiến lược các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là không gian cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu đặt trong tổng thể vùng, quốc gia và những khu vực có vai trò động lực phát triển của tỉnh; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ, thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực quan trọng; đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh.

- Quy hoạch tỉnh là công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển trong dài hạn; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo tính khách quan, khoa học; là cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh; là cơ sở để loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng cho người dân, doanh nghiệp và là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc cũng như giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của tỉnh Bình Dương.

Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Bình Dương

Sau đây sẽ là những yêu cầu cũng như phương pháp lập quy hoạch tỉnh Bình Dương mà bạn đọc cần nắm được.

Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:

Sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học, phù hợp với thực tiễn như: tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực; tiếp cận tổng thể, liên ngành, liên vùng; tiếp cận tích hợp, lồng ghép; tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường.

Các phương pháp lập quy hoạch:

Sử dụng các phương pháp lập quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có độ tin cậy cao, cụ thể:

- Phương pháp tích hợp quy hoạch;

- Phương pháp dự báo phát triển và quy hoạch chiến lược;

- Phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp kịch bản;

- Phương pháp chuyên gia và tham vấn các bên liên quan;

- Các phương pháp phân tích chuyên ngành khác, như phương pháp chồng lớp bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin địa lý (GIS);

- Phương pháp phân tích hệ thống, so sánh, tổng hợp, mô hình tối ưu, mô hình toán, phân tích ma trận SWOT.

Những thông tin tổng hợp trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về định hướng, mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch nói chung và Quy hoạch Bình Dương nói riêng.