Sân khấu kịch 'sáng đèn' nhiều vở diễn ấn tượng ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, sân khấu kịch trở nên nhộp nhịp và rộn ràng hơn bao giờ hết. Sự duy trì nhiều vở diễn cũ và việc xuất hiện những tác phẩm mới giúp khán giả có thêm lựa chọn khi dến với sân khấu.

Những năm gần đây, sân khấu kịch không còn là lựa chọn đầu tiên của người dân thành phố mỗi khi Tết đến xuân về. Nguyên nhân được cho là sự “nở rộ” của các game show truyền hình, rạp chiếu phim dịp cuối năm. Nó không chỉ thu hút lượng lớn khán giả mà còn là nơi kiếm sống của nhiều nghệ sĩ để chu toàn cuộc sống cá nhân. Dù vậy, nhiều sân khấu kịch ở TP.HCM vẫn duy trì các vở diễn, thậm chí đầu tư thêm nhiều vở mới để phục vụ khán giả yêu kịch.

Điển hình là sân khấu Thế Giới Trẻ hiện đang “sáng đèn” với nhiều vở “đinh” như Chuyện tình Bangkok, Gia Vũ Yên Đăng, Hồn anh xác em,… Bên cạnh đó, sân khấu cũng đã chuẩn bị những vở kịch mới “nóng hổi” như Huyết oán, Bao giờ mẹ lấy chồng

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam
Vở kịch Chuyện tình Bangkok vẫn lôi kéo được khán giả tới sân khấu bằng sự hài hước, nội dung cập nhật nhiều vấn đề thời sự. (ảnh: BTC)

Là một trong những vở diễn nổi bật của sân khấu Thế Giới Trẻ, Chuyện tình Bangkok mang màu sắc hài vui nhộn nhưng không kém phần sâu sắc giúp giới trẻ nhận ra nhiều điều đáng quý trong cuộc sống. Lấy bối cảnh thủ đô của Thái Lan, vở kịch mang đến cho khán giả một không khí vô cùng trẻ trung, sôi động và hiện đại. Chất hài đậm đặc của tác phẩm này đã khiến không ít khán giả "cười lăn cười bò" trong các suất diễn.

Chuyện tình Bangkok của tác giả Công Triển ngoài việc nhắc nhở giới trẻ về sự tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu còn đề cập đến các vấn đề xã hội như đồng tính, chuyện giao tiếp thường ngày và giúp đỡ lẫn nhau. Dàn diễn viên Thu Trang, Tiểu Bảo Quốc, Hoàng Phi, La Thành, Anh Tú... đã tung hứng rất duyên dáng để tạo nên tiếng cười vui nhộn cho vở kịch.

Trong khi đó, Gia Vũ Yên Đăng lại là vở kịch sử dụng thủ pháp lạ. Đạo diễn Hứa Mẫn sử dụng hai ê-kip diễn viên cho các nhân vật chính. Nếu phần kịch tuyến chính gồm Nam Thư, Puka, Hồng Trang, Nguyễn Anh Tú, Quang Tuấn, thì phần múa cũng có chừng đó các nhân vật. Cụ thể hơn mỗi diễn viên múa sẽ thay thế mỗi diễn viên kịch trong những tình huống sử dụng kỹ thuật múa. Dụng ý của đạo diễn dùng nghệ thuật múa để miêu tả tâm trạng và cảm xúc nhân vật.

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam
Vở Gia Vũ Yên Đăng quy tụ dàn ngôi sao trẻ của sân khấu kịch.

Mới đây, đạo điễn Hữu Tiến cũng đã hoàn thành vở Huyết oán với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng như Nguyễn Anh Tú, Nam Thư, Puka, La Thành, Hoàng Phi, Hải Triều,… Vở kịch vừa mang hơi hướng kinh dị vừa có yếu tố hài hứa hẹn sẽ nhận được sự ủng hộ hết mình từ khán giả.

Từng đứng trước nguy cơ ngưng hoạt động năm 2015 nhưng đến nay sân khấu kịch Hồng Vân đã tiếp tục các vở diễn. Những ngày cuối năm, sân khấu rộn ràng với nhiều vở diễn có cũ có mới.

Phục diện pháp y là một vở kịch kinh dị của tác giả Quỳnh Trâm và được dẫn dắt dưới bàn tay đạo diễn của diễn viên trẻ Baggio vừa trình làng tháng 10 vừa qua. Đây là vở kịch đề cập đến vấn đề buôn bán nội tạng lồng ghép trong một câu chuyện về tình cha con. Nội dung xoay quanh nhân vật Trần Tâm (diễn viên Trung Dũng), một pháp y chuyên ngành phục diện dung mạo nạn nhân đã có thâm niên trong nghề. Ông quyết định rời bỏ công việc vì cú sốc sau cái chết của vợ và bệnh tim của con gái càng ngày càng nghiêm trọng. Dù đã được phía cảnh sát mời gọi trở lại làm việc để hỗ trợ việc điều tra nhưng ông một mực từ chối.

Vào thời điểm đó, một vụ án mạng man rợ mang tên Xác chết không đầu đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra khi không có sự hỗ trợ của pháp y giỏi như Trần Tâm. Mọi việc dần thay đổi khi Trần Tâm gặp Mây (diễn viên Lê Phương), một cô sinh viên ngành y mới ra trường. Chính Mây đã giúp ông lấy lại cân bằng trong cuộc sống và phá được vụ án với nhiều tình tiết đáng sợ... Vở diễn quy tụ nhiều gương mặt diễn viên nổi tiếng như: Lê Quốc Nam, Trung Dũng, Lê Phương, Baggio, Xuân Nghị, Minh Nga... và các diễn viên trẻ sân khấu kịch Hồng Vân.

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam
Vở Tiên Nga được dựng dựa trên truyện thơ của thi hào Nguyễn Đình Chiểu.

Góp mặt trong danh sách những sân khấu kịch có tiếng ở Sài Gòn thì chắc chắn không thể bỏ sót cái tên Idecaf. Đây là sân khấu có bề dày 20 năm với nhiều vở kịch nổi bật cùng dàn diễn viên kì cựu. Hơn 20 năm hoạt động, Idecaf đã đạt hơn 5.000 suất diễn quả là một con số không nhỏ khi tình hình sân khấu nói chung đang trong tình trạng kén chọn khán giả. Hiện tại, Idecaf đang hoạt động với nhiều suất diễn từ giữa đến cuối tuần với các vở Tiên Nga, Ngôi nhà không có đàn ông, Tấm Cám...

Tiên Nga dựa trên truyện thơ của thi hào Nguyễn Đình Chiểu, được chắp bút bởi nhiều nghệ sĩ: NSND Năm Châu, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hồng Nhung và được biên kịch bởi NSƯT Thành Lộc. Vở nhạc kịch vẫn bám nội dung nguyên tác Lục Vân Tiên với những câu chuyện nhân nghĩa theo chuẩn mực Khổng giáo, thể hiện trong hai câu thơ ở phần mở đầu truyện: Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Tiên Nga quy tụ nhiều nghệ sĩ lâu năm trong nghề như NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, Lê Khánh, Lê Phương, Vân Trang, Dương Cường, Lương Thế Thành, Đình Toàn, Bạch Long, Hương Giang... Được biết, trước khi phúc khảo vở diễn này, NSƯT Thành Lộc đã có chuyến đi về Bến Tre để khấn mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu.

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam
Vở kịch Ngôi nhà không có đàn ông tại sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần.

Ngoài những vở kinh điển thì Idecaf cũng tiến hành tái dựng tác phẩm sân khấu nổi tiếng của nhà văn Ngọc Linh, nhân kỷ niệm 15 năm ngày ông mất. Ngôi nhà không có đàn ông là vở quen thuộc với thế hệ khán giả những năm 1990. Bản dựng đầu tiên có sự tham gia của các diễn viên thuộc thế hệ vàng sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần, như: Hồng Vân, Hồng Đào, Thành Lộc, Quốc Thảo... Tác phẩm nhiều lần được dựng lại trên sân khấu lẫn truyền hình và luôn được người xem đón nhận.

Có thể thấy, dù gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các sân khấu kịch tại TP.HCM vẫn cố gắng duy trì suất diễn phục vụ khán giả. Điều này còn nhờ sự kiên trì và tâm huyết với nghề của nhiều nghệ sĩ sân khấu. Với đồng lương bèo bọt ít ỏi nhưng các diễn viên vẫn dành hết thời gian để tập luyện cùng nhau, có khi phải đến khuya đến sáng nhưng vẫn không bỏ nghề.

Giữa thời buổi mà game show và phim điện ảnh thống chiếm ưu thế thì sân khấu kịch còn gặp nhiều khủng hoảng hơn nữa. Nhưng trên hết, sự ủng hộ và tình cảm của khán giả, tình cảm giữa các anh em nghệ sĩ với nhau chính là thứ giữ nghệ sĩ ở lại với sân khấu.

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam Những ngôi sao sân khấu kịch bước lên màn ảnh phim đầy ấn tượng

Đều có xuất phát điểm từ sân khấu kịch nhưng Kiều Minh Tuấn, Huỳnh Lập, Diệu Nhi, Hải Triều, Anh Tú lại là những cái ...

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam Hải Triều: 'Tôi chưa dám yêu ai vì nghĩ mình nghèo và xấu'

Từ một diễn viên kịch nổi tiếng nhờ vai diễn giả gái, Hải Triều được khán giả đón nhận qua vai Lệ Sa Sa và ...

san khau kich sang den nhieu vo dien an tuong ngay cuoi nam Diệu Nhi: ‘Tôi hiền nhưng không để ai ăn hiếp mình’

Gương mặt quen thuộc của khán giả trẻ ở sân khấu kịch cho biết quá trình lập nghiệp của cô rất chông gai, thậm chí ...

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.