'Cấp phép' quốc ca, sự 'vỡ trận' ở Hãng phim truyện lọt Top sự kiện văn hóa nổi bật năm 2017

Năm 2017, trong rất nhiều sự kiện văn hóa nổi bật có thể kể đến những tác phẩm văn học nghệ thuật được trao tặng giải thưởng cao quý, lùm xùm ở hãng phim truyện, cấp phép ca khúc... và cả tin buồn khi một thế hệ vàng các nghệ sĩ Việt đã qua đời. Dưới đây là bình chọn của Báo điện tử Gia đình & Xã hội.

113 tác giả được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước

Ngày 20/5/2017, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2016.

Giải thưởng Hồ Chí Minh 2016 vinh danh 18 tác giả (đồng tác giả) có tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", có 95 tác giả (đồng tác giả) có tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng "Giải thưởng Nhà nước".

Trong đó, 18 tác giả, cố tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm nhạc sĩ Doãn Nho, GS.TS.NSND Lê Ngọc Cảnh (Lý Lại Ảnh), NSND Chu Thúy Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, tác giả Nguyễn Thế Khoán (Mịch Quang), GS. NSND Nguyễn Trọng Bằng, PGS Triệu Đạt Hiền (Chu Minh), tác giả Nguyễn Xuân Thiều, nhạc sĩ Hoàng Phi Hồng (Hoàng Hà, Cẩm Là), nhà văn Trần Hữu Mai, nhạc sĩ Thuận Yến, Nhà thơ Xuân Quỳnh, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên, nhà thơ Thu Bồn, nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, NSND Trần Bảng, Nhiếp ảnh gia Lương Nghĩa Dũng.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình cố nhạc sĩ Thuận Yến

95 tác giả, cố tác giả được trao và truy tặng giải thưởng Nhà nước gồm các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhà quản lý văn hóa… đã những cống hiến cho sự văn học nghệ thuật của đất nước như GS. TS Trần Thế Bảo, NGND Hoàng Cương, NSND Lê Văn Thi, NSND Phạm Nhuệ Giang, NSND Trần Thế Dân, TS Ngô Phương Lan, NSND Đào Bá Sơn, NSƯT Nguyễn Xuân Sơn, KTS Lê Thành Vinh, NSND Hà Bắc, Nguyễn Đăng Chương, nhạc sĩ Cao Việt Bách, Nhạc sĩ Thế Song, nhạc sĩ Lê Việt Hòa, nhà nghiên cứu di sản Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh, nhà văn Hoàng Hải, tác giả Vũ Quốc Ái (Lê Lam), tác giả Cổ Tấn Long Châu, tác giả Nguyễn Hữu Cấy, tác giả Bửu Chỉ…

5 ca khúc trước 1975 gặp "rắc rối"

Tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) thuộc Bộ VH-TT&DL đã quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 dù đã được cấp phép trước đó bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Cục NTBD cho hay, qua xem xét nội dung ca từ một số bài hát do Sở VH-TT TP.HCM cung cấp, hội đồng nghệ thuật thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức thẩm định lại và thống nhất tạm thời dừng việc lưu hành một số bài hát đã cấp phép phổ biến để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu với bản nhạc gốc.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017

Hình ảnh ca khúc "Con đường xưa em đi"

Trả lời báo chí câu hỏi về nội dung, tư tưởng của các ca khúc trên có gì vướng mắc hay không, ông Nguyễn Thu Đông, trưởng phòng quản lý băng đĩa (Cục Nghệ thuật biểu diễn), băn khoăn: "Chiến trường anh bước đi" là chiến trường nào đây?" (bài Con đường xưa em đi).

Ngày 14/4, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên có công văn gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn, yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn thu hồi quyết định tạm dừng lưu hành 5 bài hát trên.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kiểm điểm, nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc đối với tập thể, cá nhân tham mưu việc tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 mà trước đó đã được cấp phép phổ biến.

Ồn ào cấp phép 300 ca khúc

Ngày 19/5/2017, trên website Cục NTBD đã công bố phổ biến hơn 300 ca khúc gây xôn xao dư luận. Đây đều là những bài hát nhạc đỏ đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam trong đó có bài quốc ca "Tiến quân ca" của nhạc sĩ Văn Cao và những bài hát phổ biến "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" (Phạm Tuyên)...

Trước phản ứng dữ dội của dư luận, ngày 30/5, Bộ VHTT&DL đã ra thông báo chính thức tới báo chí về việc xử lý việc cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 ca khúc.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017

Ông Nguyễn Đăng Chương - Nguyên Cục trưởng Cục NTBD

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh phương pháp điều hành, xử lý công việc, nâng cao năng lực cán bộ thực thi pháp luật.

Về công tác cán bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ VHTT&DL thống nhất: ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD đến làm việc tại Văn phòng Bộ trong thời gian 6 tháng (từ ngày 1/6) để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và chờ bố trí, sắp xếp công tác khác. Thứ trưởng Vương Duy Biên điều hành Cục.

300 bài hát ghi trong danh mục đã được gỡ bỏ ra khỏi website của Cục. Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.

Thanh tra Hãng phim truyện Việt Nam

Tháng 9/2017, sau 2 tháng cổ phần hóa, nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đã phản ứng gay gắt với ban lãnh đạo mới của công ty cổ phần. Sự việc đã khiến Chính phủ một lần nữa phải vào cuộc.

Hãng phim đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với cán bộ, nhân viên trong công ty và báo giới vào chiều 19/9. Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) Nguyễn Thủy Nguyên là người trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc. Ngay sau đó, cuộc họp thành "vỡ trận".

Trong khi nghệ sĩ đều cho rằng công ty cổ phần chưa thực hiện đúng cam kết về trả lương cũng như cho thấy đường hướng phát triển hãng phim thì ông Nguyễn Thủy Nguyên trách móc các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam "không làm việc mà vẫn đòi lương", nhiều đạo diễn nhiều năm nay không làm phim. Sau cuộc họp, Bộ VH-TT&DL cùng lãnh đạo Chính phủ đã phải vào cuộc giải quyết tình hình.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát tại Hãng phim

Ngày 20/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát Hãng phim truyện Việt Nam. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã chủ trì một cuộc họp rút kinh nghiệm với ban chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, ban lãnh đạo mới của Hãng phim truyện Việt Nam.

Trong cuộc họp này, Bộ trưởng đã yêu cầu ban lãnh đạo mới của Hãng phim truyện Việt Nam phải rút kinh nghiệm về quản lý, đảm bảo thực hiện đúng như cam kết ban đầu. Ngày 13/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, trực thuộc Bộ VH-TT&DL.

Thế hệ "nghệ sĩ vàng" qua đời

Chỉ tính riêng nửa năm 2017, công chúng đã phải nhận nhiều tin buồn vì sự ra đi của các nghệ sĩ thế hệ vàng Việt Nam như: NGND Hoàng Kiều, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, Hoàng Giác, NSƯT Duy Thanh, NSƯT Thanh Sang nghệ sĩ hài Khánh Nam...

Sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư, nhạc sĩ Hoàng Dương, tác giả ca khúc nổi tiếng "Hướng về Hà Nội" đã qua đời vào đêm 30/1/2017 (tức mùng 3 Tết 2017, Âm lịch).

Ngày 14/4, NSƯT Duy Thanh - gương mặt quen thuộc với khán giả yêu điện ảnh Việt Nam - đã trút hơi thở cuối cùng sau 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Cùng thời điểm này, nữ diễn viên Đào Thị Duyên cũng ra đi vì căn bệnh ung thư.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017

Nhạc sĩ Hoàng Giác biểu diễn cùng ca sĩ Ánh Tuyết.

Ngày 21/4, "cây gạo cội cải lương" - NSƯT Thanh Sang - đã qua đời ở tuổi 74 sau hai tuần cấp cứu vì khó thở, xuất huyết não, suy tim, suy thận. Ngày 19/7, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng đã qua đời sau 2 năm chống chọi với bệnh ung thư quái ác tại quê nhà Sa Đéc, Đồng Tháp, hưởng thọ 73 tuổi.

Ngày 10/8, NGND Hoàng Kiều - nhạc sĩ gạo cội của làng chèo, cha của nhạc sĩ Giáng Son, qua đời ở tuổi 92.

Nhạc sĩ Hoàng Giác, cha đẻ của những ca khúc nổi tiếng thời kỳ 1945 - 1946 như: "Mơ hoa", "Ngày về", "Lỡ cung đàn"… qua đời vào lúc 23h38' ngày 14/9 tại nhà riêng ở Hà Nội.

Không riêng gì năm 2017 mà 2016 cũng là năm đời sống nghệ thuật phải tiễn biệt nhiều tên tuổi nổi danh như các nghệ sĩ: Thanh Tòng, Minh Thuận, Hán Văn Tình, Đoàn Bá, Trần Lập, Thanh Tùng, Nguyễn Ánh 9, Lương Minh, Lê Dân...

Trong số nhiều nghệ sĩ qua đời năm 2016, 2017 đa số đều mất vì căn bệnh ung thư và khi phát hiện thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Sự ra đi của các nghệ sĩ khiến đời sống nghệ thuật mất đi những tên tuổi uy tín, nổi danh đồng thời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, công chúng.

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017 Hai cuộc thi Hoa hậu trong nước bị bủa vây bởi scandal năm 2017

Lê Âu Ngân Anh từng phẫu thuật thẩm mỹ vẫn đăng quang Hoa hậu Đại dương; Đêm bán kết Hoa hậu Hoàn vũ diễn ra ...

cap phep quoc ca su vo tran o hang phim truyen lot top su kien van hoa noi bat nam 2017 Điểm lại 12 sự kiện chấn động làng giải trí trong 2017

Chuyện hotgirl đi hát, tình - tiền hay làm người thứ 3 là những scandal gây ồn ào showbiz Việt trong năm 2017.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.