Khi mẫu iPhone đầu tiên ra đời, khái niệm về smartphone bắt đầu thay đổi. Những thế hệ máy sau đó dù không luôn luôn tạo ra cuộc cách mạng của thiết bị di động, vẫn luôn là những sản phẩm hàng đầu và khởi nguồn cho các trào lưu thiết kế, tính năng mới khiến các hãng khác phải theo sau.
Apple không còn nhiều sáng tạo như trước, nhưng mẫu iPhone 8 chuẩn bị ra mắt vào ngày 12/9 hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi về khái niệm smartphone của những năm sắp tới.
Năm 2017 đánh dấu sự thay đổi lớn trong thiết kế smartphone khi rất nhiều hãng danh tiếng như Samsung, LG... hay những đơn vị nhỏ hơn tựa Xiaomi, Essensial Phone... tung ra các model gần như triệt tiêu toàn bộ viền máy. Nhưng các chuyên gia cho rằng thiết kế này chỉ thực sự phổ cập khi iPhone 8 ra mắt.
Mẫu điện thoại kỷ niệm 10 năm sản xuất smartphone của Apple có thay đổi lớn nhất về mặt trước so với tất cả iPhone từng ra mắt. Nút Home mới với phản ứng lực năm ngoái cũng bị loại bỏ hoàn toàn. Hai viền trên, dưới khá dày bao lấy màn hình cũng không còn. Và đó mới là những điểm được người dùng chú ý, ghi nhớ nhất chứ không phải màn hình vô cực hay không viền đã ra mắt từ tháng 2.
Có thể nói ngày 12/9 tới đây là thời điểm mà đại đa số người dùng biết đến khái niệm về màn hình không viền, giống như Apple "phát minh" ra loại màn này. Điều tương tự từng xảy ra nhiều lần trong chặng đường 10 năm của iPhone. Ví dụ, LG từng đánh bại Apple và trở thành hãng đầu tiên tung ra thị trường mẫu điện thoại cảm ứng điện dung toàn màn hình, nhưng mau chóng bị lãng quên khiến nhiều người vẫn nghĩ Apple thực sự là nhà sản xuất tiên phong. Cũng chính LG là đơn vị vượt qua Apple khi tung ra nhiều hơn một mẫu smartphone có viền siêu mỏng nhưng trong số này, có lẽ chỉ V30 là có cơ hội được nhớ đến. G6 ra mắt trước và nhanh chóng bị chìm vào quên lãng như một thất bại dù chẳng gây ra "tội tình" gì.
Apple có lượng người hâm mộ đông đảo vào "cuồng" tới mức chẳng quan tâm tới hãng nào khác. Nhiều người khi được hỏi có thể không biết LG đã ra G6 hay V30, nhưng nếu nói tới iPhone 8, họ có thể kể khá chi tiết. Vì lẽ đó, những hãng nhỏ hơn như HTC với U11, OnePlus với OnePlus 5 dù có rất nhiều ưu điểm và ra trước, vẫn chậm một bước trên con đường đến với trí nhớ người dùng.
Apple luôn đi đầu về giá, nhưng ở tầm cao, cao hơn nhiều hãng khác và iPhone 8 sẽ không là một ngoại lệ. Mẫu flagship mới nhất của hãng có giá dự đoán từ 1.000 USD đến 1.200 USD tuỳ phiên bản. Ở mức rẻ nhất, iPhone 8 vẫn đắt hơn smartphone "khủng" số một thị trường vừa ra mắt là Galaxy Note 8 của Samsung. Thế hệ máy mới nhất của Apple sẽ là những smartphone đầu tiên vượt mốc 1.000 USD (không tính các hãng siêu sang như Vertu, Tag Heuer, Mobiado, GoldVish...).
Và điều này sẽ dần phổ biến hơn ở các hãng khác, bắt đầu từ năm 2017, kể cả với những hãng điện thoại giá rẻ. Huawei năm 2016 ra mắt mẫu P9, một flagship với cấu hình cao, hoạt động mượt mà trong khi giá thấp "không tưởng". OnePlus 3 và mẫu kế nhiệm 3T cũng là những mẫu thuộc hàng đầu trên thị trường về cấu hình cũng sở hữu giá tốt hơn so với những gì máy mang lại. Sang 2017, Huawei P10 "lột xác" về giá và OnePlus 5 cũng tiến gần tới mức giá của những flagship khác. Sony còn mang đến những model "siêu flagship" với mức giá "chát tới từng đồng" nếu đem so với cấu hình, thiết kế.
Trong ngành công nghiệp di động, sự sáng tạo, thay đổi đang chậm lại trong khi giá thì tăng rất nhanh. Các hãng đang chú ý đến việc trang bị các tính năng cao cấp, vật liệu xa xỉ như gốm, titanium thay vì quan tâm đến việc nâng cấp những điều chưa được trên mẫu cũ rồi bán với mức giá phải chăng hơn.
Việc Apple tăng giá iPhone giống điều kiện đủ để các đối thủ chạy hệ điều hành Android bắt đầu chiến lược tương tự.
Nếu cho rằng Apple chỉ đóng vai trò lực đẩy trong chuyện tăng giá và thiết kế màn hình không viền, thì hãng là trung tâm đưa khái niệm thực tế tăng cường trên di động đến với người dùng rộng rãi hơn.
Tại buổi ra mắt iOS 11 mới đây, Apple đã nói về bộ công cụ ARKit, một phần của nền tảng mới nhằm hỗ trợ cho thực tế tăng cường (AR) trên di động. Không phức tạp và đòi hỏi hệ thống riêng như Google Tango, ARKit của Apple có thể hoạt động với bất kỳ camẻa iPhone hoặc iPad.
Nokia và Sony Ericsson từng có ứng dụng AR trước iPhone và không ít trong số này hoạt động hiệu quả. Nhưng Apple mới là nhà sản xuất đưa được AR lên kho ứng dụng đại trà. Instagram sẽ không thể là công ty trị giá hàng tỷ USD nếu chạy trên nền tảng Symbian của Nokia. Và điều tương tự cũng đúng với ứng dụng AR.
CEO Apple Tim Cook từng nhắc đi nhắc ông tin tưởng thực tế tăng cường sẽ là điều lớn lao hơn thực tế ảo. Với lượng người dùng đông đảo, các nhà phát triển ARKit chắc chắn sẽ thấy tương lai tương sáng khi bắt tay vào làm ứng dụng. Qua đó, có thể thấy AR sẽ là một trong các yếu tố quan trọng nâng bước thành công cho iPhone 8 và iOS 11, phiên bản hệ điều hành di động đầu tiên của Apple hỗ trợ công nghệ này.
Google mới đây cũng gấp rút để bắt kịp bước chân Apple, giới thiệu ARCore do chính hãng phát triển. Ông Joost van Dreunen, CEO công ty nghiên cứu SuperData Research, nhận định AR sẽ là kẻ tiên phong ở các tập đoàn công nghệ lớn. "Có điều, Google nhắm ARCore hoạt động trên 100 triệu thiết bị thì Apple phải đạt được gấp 5 lần con số đó", ông nhận xét”.
iPhone 8 đắt nhất 1.200 USD, bản giá rẻ 999 USD iPhone 8 sẽ là smartphone đắt nhất của Apple khi ra mắt vào ngày 12/9 sắp tới. |
Smartphone Android khó theo kịp iPhone iOS 11 sẽ là nhân tố giúp người dùng "dính chặt" iPhone 8 thay vì nghĩ đến một chiếc smartphone Android. |
Hai tính năng thay đổi cuộc chơi iPhone trên iOS 11 Thanh toán điện tử và thực tế tăng cường là hai tính năng mang đột phá chính trên hệ điều hành iOS, giúp iPhone ghi ... |
Kinh doanh 18:50 | 12/09/2018
Kinh doanh 09:10 | 18/09/2017
Kinh doanh 06:55 | 18/09/2017
Kinh doanh 07:04 | 15/09/2017
Kinh doanh 09:33 | 14/09/2017
Kinh doanh 04:59 | 14/09/2017
Kinh doanh 04:21 | 14/09/2017
Kinh doanh 03:20 | 14/09/2017