Sự thật đằng sau bức ảnh gây bão về bé gái nhập cư vào Mỹ

Bức ảnh một bé gái người Honduras bật khóc khi cô bé và mẹ bị chặn lại tại biên giới bang Texas - Mỹ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới và trở thành biểu tượng của những cuộc tranh cãi gay gắt về việc chia cắt trẻ em di cư khỏi gia đình.

Tuy nhiên, một binh sĩ thuộc lực lượng Tuần tra Biên giới có mặt tại hiện trường lại nói rằng bức ảnh có thể gây hiểu lầm.

Các quan chức của cơ quan Nhập cư và Thực thi Hải quan xác nhận với đài CBS News rằng 2 mẹ con người Honduras không hề bị chia cắt.

Họ đang ở cùng nhau tại bang Texas và thủ tục nhập cư của họ đang được tiến hành.

"Khi đó chúng tôi đang tuần tra ở biên giới vào khoảng 22h" - binh sĩ Carlos Ruiz kể lại. Ông Ruiz là người đầu tiên tiếp cận cô Sandra Sanchez và con gái khi họ vượt sông Rio Grande để xâm nhập vào bang Texas bất hợp pháp vào ngày 12/6.

"Chúng tôi yêu cầu người mẹ để con xuống ngay phía trước cô ấy để có thể lục soát theo đúng luật.

Đứa trẻ ngay lập tức bật khóc khi được mẹ đặt xuống đất. Tôi liền tiến về phía bà mẹ và hỏi rằng: 'Cô và đứa trẻ ổn chứ?' và cô ta trả lời: 'Vâng. Con bé chỉ mệt và khát thôi'" - ông Ruiz nói thêm.

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my
Trang bìa của tạp chí Time. (Ảnh: Time)

Được biết, nhiếp ảnh gia John Moore của hãng tin ảnh Getty đi cùng binh sĩ Ruiz suốt 9 tiếng trong quá trinh tuần tra biên giới và chỉ đứng cách 2 mẹ con cô Sanchez vài cm.

"Khi tôi chụp bức ảnh này, tôi biết nó sẽ trở nên quan trọng. Dù vậy, tôi không ngờ rằng nó lại khiến nhiều người xúc động đến như thế. Tôi hỏi người mẹ rằng cô đã đi bao lâu rồi.

Cô ấy nhìn tôi một cách mệt mỏi rồi trả lời rằng 2 mẹ con họ đã bôn ba suốt 1 tháng. Hãy thử tưởng tượng điều đó xảy ra với một đứa trẻ đi.

Thật sự đó là điều tôi gần như không thể nghĩ đến" - nhiếp ảnh gia Moore chia sẻ.

Bức ảnh của ông Moore được tạp chí Time đưa lên trang bìa và nằm ngay cạnh hình của Tổng thống Donald Trump.

"Họ đang dùng bức ảnh để làm biểu tượng cho một chính sách nhưng trường hợp này lại không đúng.

Mọi việc chỉ diễn ra chưa đến 2 phút. Sau khi quá trình lục soát kết thúc, người mẹ bế con gái lên và cô bé nín khóc ngay lập tức" - binh sĩ Ruiz kể.

Trong khi đó, nhiếp ảnh gia Moore xác nhận anh Ruiz và những người khác trong đội làm việc rất chuyên nghiệp vào đêm đó.

Dù vậy, ông Moore vẫn thấy vui khi bức ảnh được lên trang bìa tạp chí Time và nhận được nhiều phản hồi.

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my
Gia đình cô Sandra Sanchez. (Ảnh: Facebook)

"Thông thường, việc nhập cư hay được nói đến trong các số liệu thống kê nhưng khi bạn đặt một con người và sự nhân đạo vào đó, bạn lại khiến người khác xúc động và nảy sinh lòng trắc ẩn. Tôi đã làm được điều đó một chút, thế là ổn rồi" - ông Moore nói.

Về phần mình, binh sĩ Ruiz khẳng định ông và đồng đội không chỉ là những người đại diện của lực lượng Tuần tra Biên giới.

"Chúng tôi cũng là những người cha, người con và chúng tôi cũng có gia đình. Chúng tôi có quan tâm và làm nhiệm vụ của mình nhưng vẫn đối xử với những người này một cách nhân đạo và tốt nhất có thể" - ông Ruiz cam đoan.

Trong cuộc phỏng vấn với trang Daily Mail, anh Denis Javier Varela Hernandez, chồng của cô Sanchez, nói anh đã mất liên lạc với vợ con gần 3 tuần đến khi nhìn thấy hình của họ trên báo chí.

Một quan chức Honduras ở Mỹ thông báo với anh Hernandez rằng 2 mẹ con cô Sanchez bị giữ cùng nhau tại một trung tâm dân cư gia đình ở Texas và họ vẫn "ổn".

Anh Hernadez cũng khẳng định vợ con anh chưa bao giờ bị các binh sĩ tuần tra biên giới chia cắt.

Được biết, trước đó cô Sanchez từng nói với chồng về nguyện vọng đến Mỹ để "có tương lai tốt hơn" nhưng không kể với bất kỳ ai khác rằng cô đang có kế hoạch vượt biên.

Anh Hernadez giải thích rằng tình hình tại quê nhà vẫn ổn nhưng không đến mức tuyệt vời và cô Sanchez muốn xin tị nạn chính trị.

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my
Bà Mejia-Mejia đoàn tụ con trai vào ngày 22/6. (Ảnh: AP)

Trong một diễn biến khác, một bà mẹ người Guatemala kiện chính phủ Mỹ đã được đoàn tụ với con trai sau hơn 1 tháng bị bắt giữ và chia cắt ở biên giới theo chính sách của ông Trump.

Trước đó, bà Beata Mariana de Jesus Mejia-Mejia đệ đơn kiện chính phủ Mỹ vì chính sách chia cắt gia đình nhập cư.

Trong phiên tòa ngày 21/6, các luật sư của chính phủ cho biết con trai bà sẽ được thả ra tại bang Arizona và được đưa đến gặp mẹ ở thủ đô Washington.

Động thái trên diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh ngừng chính sách chia cắt gia đình.

Con của bà Mejia-Mejia là một trong hơn 2.300 đứa trẻ bị tách khỏi cha mẹ theo chính sách không khoan nhượng trước đó của ông Trump.

Mặc dù chính sách này đã chấm dứt nhưng hiện vẫn chưa rõ chính phủ Mỹ sẽ cho các gia đình nhập cư đoàn tụ như thế nào.

Một quan chức chính phủ tiết lộ với hãng tin AP rằng khoảng 500 đứa trẻ bị chia cắt khỏi gia đình tại biên giới đã được đoàn tụ từ tháng 5.

Người này nói thêm rằng chính phủ đang phát triển một quá trình đoàn tụ tập trung cho những gia đình còn lại tại một trung tâm ở bang Texas.

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my Mỹ biến căn cứ quân sự thành nơi ở cho 20.000 trẻ nhập cư

Lầu Năm Góc sẽ đưa hàng chục nghìn trẻ em nhập cư trái phép vào Mỹ tới ở tại các căn cứ quân sự trước ...

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my 220 người di cư chết đuối ngoài khơi Libya trong vài ngày qua

Liên Hợp Quốc hôm 22/6 cho biết, chỉ trong vài ngày qua, đã có khoảng 220 người chết đuối ngoài khơi Libya

su that dang sau buc anh gay bao ve be gai nhap cu vao my Ý đòi tịch thu tàu cứu người di cư

Tàu Lifeline sẽ bị chính quyền Ý tịch thu nếu cập cảng nước này với 226 người di cư được cứu vớt trên Địa Trung ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.