Theo bác sĩ Ravi Retnakaran thuộc đại học Mount Sinai Hospital tại Toronto (Canada) và các đồng nghiệp, việc tăng cân nặng của người mẹ sau 18 tuần đầu tiên của thai kì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kích thước trẻ sơ sinh, mặc dù những đứa trẻ này có thể lớn hơn do thời gian thai kì dài hơn.
Kích thước trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc tăng cân của mẹ trong giai đoạn đầu thai kì (Ảnh: Birthandbeyond.com) |
Trong nghiên cứu mới nhất trên tạp chí JAMA Pediatrics, bác sĩ Retnakaran và cộng sự đã khảo sát 1.164 phụ nữ mới lập gia đình, hiện đang sinh sống tại thị trấn Lưu Dương, Trung Quốc.
Những thông tin về cân nặng trước và trong khi mang thai của các thai phụ đã được đo và lưu giữ. Cân nặng của những người tham gia được ghi lại trung bình trong khoảng 20 tuần trước khi mang thai.
“Thông thường, trong thời kì mang thai, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào việc tăng cân, phụ nữ mang thai sẽ được kiểm tra cân nặng vào mỗi cuộc hẹn khám thai để đo mức cân họ đạt được.” – Bác sĩ Retnakaran cho biết thêm.
Cân nặng của người mẹ tăng lên trong thời gian trước thai kì có liên quan tới cân nặng khi sinh của trẻ. Có hai mốc thời gian chính trong thai kì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của trẻ khi sinh, đó là sự gia tăng cân nặng của người mẹ từ trước thai kì cho đến khi thai kì dưới 14 tuần, và từ 14 tới 18 tuần.
Trung bình, với mỗi kilogram mà người mẹ tăng trong giai đoạn sớm nhất, trẻ sơ sinh sẽ tăng khoảng 13,6gr.
Nếu người mẹ tăng cân trong giai đoạn từ 14 – 18 tuần, trọng lượng của bé sẽ tăng khoảng 26,1gr với mỗi kilogram người mẹ tăng.
Tuy nhiên, việc tăng cân vào giai đoạn sau của thai kì sẽ không có ảnh hưởng gì tới trọng lượng của trẻ sơ sinh.
Vào thời kì đầu của quá trình mang thai, tác giả của nghiên cứu có lưu ý rằng thai nhi sẽ phát triển chậm, do đó tăng cân chủ yếu liên quan đến cơ thể của người mẹ. Tuy nhiên, sự tăng cân quá mức có thể làm cho thai nhi bị dư thừa “nhiên liệu phát triển” từ người mẹ như glucose, các acid amin, ảnh hưởng đến sự phát triển và gia tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra, những nỗ lực để giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh có kích thước lớn khác thường như ăn kiêng và hoạt động thể chất không thực sự có tác dụng. Bác sĩ Retnakaran lưu ý thêm rằng: “Điều này bổ sung thêm bằng chứng rằng việc tối ưu hóa cân nặng trước khi mang thai là rất quan trọng”.
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018