Những điều kỳ diệu từ vitamin D | |
Bí quyết để giữ được nguồn vitamin khi nấu thức ăn | |
10 thực phẩm chay giàu vitamin B12 |
Tìm hiểu về vitamin B1
Vitamin B1 (với tên gọi hoạt chất là thiamin) là một vitamin nhóm B tan trong nước, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể:
- Là một coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbonhydrat từ nguồn thực phẩm, thành năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Tham gia vào các chức năng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, cơ…
Vitamin B1 có trong nguồn thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, thịt, trứng, sữa… với nhu cầu hàng ngày khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính:
Trẻ sơ sinh:
- Từ 0 - 6 tháng: 0,2mg/ngày.
- Từ 7 - 12 tháng tuổi: 0,3mg/ngày.
Lạm dụng Vitamin B1 có thể gây phát ban ngứa, khó thở... |
Trẻ em:
- Từ 1 - 3 tuổi: 0,5mg/ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: 0,6mg/ngày.
- Từ 9 - 13 tuổi: 0,9mg.
Thanh thiếu niên và người lớn:
- Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 1,2mg /ngày.
- Nữ giới từ 14 - 18 tuổi: 1,0mg/ngày.
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên: 1,1mg/ ngày.
- Nữ giới trong thời kỳ mang thai và cho con bú: 1,4 - 1,5mg/ngày.
Trong dược phẩm, vitamin B1 là các chế phẩm tổng hợp với nhiều dạng muối khác nhau (thiamin hydrochlorid, thiamin monophosphat, thiamin nitrat…) thường được trình bày ở dạng thuốc viên hay thuốc tiêm. Vitamin B1 được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Phòng ngừa thiếu vitamin B1 do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu hay cơ thể kém hấp thu.
- Điều trị bệnh beri-beri (tê phù) là tình trạng nghiêm trọng gây ra do cơ thể thiếu hụt vitamin B1 trong một thời gian dài.
- Điều trị các bệnh lý viêm đa dây thần kinh (viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh tọa…) do nghiện rượu.
Liều khuyến cáo sau đây của vitamin B1 được xem là an toàn cho người sử dụng:
- Thuốc uống: 50 - 100mg hàng ngày trong 3 - 6 tháng.
- Thuốc tiêm: 50 - 100mg (IV) 3 - 4 lần mỗi ngày; và 5 - 200mg (IM) chia làm năm liều trong hai ngày.
Vitamin B1 thường an toàn khi sử dụng, tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ do dị ứng với các biểu hiện khác nhau:
- Mức độ nhẹ: sưng đau ở chỗ tiêm, buồn nôn, bồn chồn; ra mồ hôi…
- Mức độ nặng (phát ban ngứa, khó thở, tức ngực, sưng mặt, lưỡi, cổ, họng…).
- Mức độ nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Với mức độ nặng và nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời!
Do đó, cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng vitamin B1 (đặc biệt là ở dạng thuốc tiêm) cho người dị ứng với bất cứ thành phần nào của vitamin B1 hay có cơ địa mẫn cảm (người bị hen suyễn, eczema…) và tránh sử dụng liều cao trong một thời gian dài.
Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng vitamin B1 trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
- Người bị suy gan, thận hay mắc bệnh đái tháo đường.
- Vitamin B1 làm giãn mạch máu và chậm nhịp tim nên cần thận trọng cho người bị huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim…
Vì vậy, khi sử dụng vitamin B1 người bệnh cần thông báo rõ tình trạng cơ thể và tuân theo đúng liều lượng chỉ định của thầy thuốc, nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc nếu có bất cứ triệu chứng nào xảy ra do dị ứng để có hướng xử lý kịp thời!
Thanh lọc cơ thể bằng vitamin B6 | |
Vì sao phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin? | |
Bạn có tin vitamin E có thể giúp cân bằng hormon trong cơ thể? | |
Tăng lượng vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư? |
Lối sống 15:00 | 26/08/2018
Lối sống 13:05 | 03/07/2018
Lối sống 04:41 | 18/06/2018
Lối sống 01:30 | 17/06/2018
Lối sống 07:18 | 08/06/2018
Lối sống 08:53 | 01/06/2018
Lối sống 04:18 | 01/06/2018
Lối sống 01:00 | 23/05/2018