Nhìn lại thời điểm cách đây 5 năm, không phải iPhone, Huawei hay Xiaomi, mà chính Samsung mới là "gã khổng lồ" thống lĩnh thị trường điện thoại của Ấn Độ. Ngoài sức mạnh về thương hiệu, Samsung đã làm rất tốt chiến lược quảng cáo và phân phối sản phẩm của mình.
Về phía Xiaomi, mặc dù đã nổi lên từ lâu ở thị trường Trung Quốc, tuy nhiên phải đến năm 2016, cái tên Xiaomi mới bắt đầu len lỏi vào Ấn Độ. Ở thời điểm đó, hãng điện thoại này thậm chí còn được người Ấn Độ gọi là "iPhone cho người nghèo".
Khi Xiaomi mở bán trực tuyến các sản phẩm của mình, một cơn sốt nổi lên trên thị trường điện thoại Ấn Độ. Những chiếc Redmi chỉ từ 100 - 200 USD có tất cả mọi thứ mà người dùng phải bỏ ra tới 500 USD để mua những sản phẩm Samsung trước đó.
Xiaomi nhanh chóng đạt được 3% thị phần ở Ấn Độ vào năm 2016. Mặc dù vậy, con số này vẫn quá ít ỏi so với Samsung, khi mà công ty công nghệ Hàn Quốc chiếm đến 25% thị phần tại quốc gia Nam Á.
Ở thời điểm đó, việc mua sắm hay kinh doanh điện thoại trực tuyến ở Ấn Độ chưa thực sự phát triển. Xiaomi được người dùng công nghệ biết đến như một hãng điện thoại giá rẻ và không cùng đẳng cấp với Samsung.
Giờ đây, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Samsung vẫn giữ cho mình con số 25 - 26% thị phần. Về phía Xiaomi, ông lớn Trung Quốc "nuốt" trọn 28% thị trường điện thoại Ấn Độ.
Tại Việt Nam, hiện Samsung và Oppo vẫn được xem là tên tuổi đi đầu trong việc chinh phục người dùng. Vivo cũng như Xiaomi được cho là những tân binh mới, bên cạnh Realme cũng đang thi nhau tung sức để cạnh tranh, hứa hẹn một năm 2020 bùng nổ từ giá thành để cả sản phẩm.
Khi hơn 66% thị trường điện thoại Ấn Độ được bao phủ bởi các thương hiệu đến từ Trung Quốc, thì chiến lược giá lại được nhiều hãng dùng làm lợi thế để cạnh tranh.
Nếu Xiaomi nổi lên nhờ cung cấp điện thoại với giá thành rẻ đến mức không tưởng, thì Oppo hay Samsung cũng thể hiện điều này, ngay cả với Realme hoặc Vivo khi đang tấn công tại Việt Nam. Điều này khiến các sản phẩm của họ có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với nền kinh tế như Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Xiaomi cũng không gặp phải sự cạnh tranh từ các hãng điện thoại nội địa. Micromax và Intex là những thương hiệu lớn ở Ấn Độ, dù đạt được những thành công ban đầu, nhưng lại thất bại trong việc cố gắng gia tăng thị phần nội địa của mình. Thậm chí, các hãng này còn mắc phải sai lầm chết người khi không lựa chọn phát triển công nghệ 4G.
Nhìn về Việt Nam, Bphone và Vsmart có thể sẽ lấp đầy các mức giá từ phổ thông đến cận cao cấp, nhưng cũng khó có thể tùy biến mẫu mã nhanh nhưng với các đối thủ. Đây cũng là một phần giúp cho các bài toán giá của điện thoại Trung Quốc lên ngôi, cùng sự cạnh tranh mạnh của Samsung vốn đang là át chủ bài.
Mặc dù đã vượt mặt đối thủ lớn Samsung, nhưng Xiaomi lại đang phải đối mặt với một loạt những thách thức không hề nhỏ đến từ các đối thủ đồng hương tại Trung Quốc.
Về phía Samsung, thị phần của họ tại Ấn Độ sẽ tăng từ 23% lên 26% trong năm nay, kèm theo việc phát triển mạng lưới bán lẻ, dịch vụ sau bán hàng và sức mạnh thương hiệu của mình. So với Xiaomi, Samsung vẫn có một chỗ đứng chắc chắn hơn rất nhiều trên thị trường điện thoại Ấn Độ cho chiến lược phủ giá của mình.
Tại Việt Nam, Vivo tự tin kì vọng cho 2 con số thị phần trong 2020, trong khi đó cũng là mục tiêu để Realme hướng đến.
Trong khi đó, chiến lược thị trường từ Bphone và Vsmart vẫn còn là ẩn số chờ thời gian trả lời trong năm 2020. Điều này tiếp tục đưa thị trường điện thoại thêm cạnh tranh dù được dự báo bão hòa, khi các hãng dần cân bằng giá thành, dịch vụ, sản phẩm... để lấy người dùng trong hệ sinh thái hoàn chỉnh.