Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn

Chi phí đầu tư cho thương mại điện tử lớn, trong khi đó quy mô thị trường chưa đủ lớn, nên các doanh nghiệp khó có thể tìm được điểm hòa vốn...
Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn - Ảnh 1.

Chi phí đầu tư cho thương mại điện tử lớn, trong khi đó quy mô thị trường chưa đủ lớn, nên các doanh nghiệp khó có thể tìm được điểm hòa vốn. (Ảnh: Hà Linh).

Nhiều sàn thương mại điện tử rời cuộc chơi

Những ngày cuối năm 2019, thị trường thị trường thương mại tử Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đi của hàng loạt website thương mại điện tử đình đám. Mới đây, ông lớn Hàn Quốc Lotte đã theo bước những người chơi lớn khi thông báo đóng cửa trang thương mại điện tử Lotte.vn.

Trong một thông báo được cho là của Lotte.vn gửi đến đối tác bán hàng, doanh nghiệp thông báo sẽ chính thức ngừng bán hàng từ 20/2/2020 và được sáp nhập vào Speedl.vn. Lí do được đưa ra là công ty chủ quản muốn thay đổi kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Theo thông báo, website Lotte.vn sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 20/1/2020 và các đối tác, đơn vị cung cấp sẽ có thời hạn tới ngày 20/2/2020 để giải quyết hết công nợ với đơn vị chủ quản.

Trước đó, vào đầu tháng 12, Vingroup đã phát đi thông báo sẽ sáp nhập Adayroi vào VinID, trước khi công bố việc sàn thương mại điện tử sẽ ngừng hoạt động kể từ tháng 12/2019.

Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn - Ảnh 2.

Lotte.vn sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 20/01/2020.

Không chỉ Lotte hay Vingroup, trước đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng chứng kiến sự rút lui của hàng loạt trang web như Robin.vn, Beyeu.com, Deca.vn, Lingo.vn... Trước khi dừng hoạt động, Beyeu.com - một dự án của Webtretho được IDG Ventures Việt Nam đầu tư - để lại lời nhắn: "Kinh doanh thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc đốt tiền. Chúc may mắn cho những người còn lại".

Nhìn lại cuộc chiến “đốt tiền” chưa tìm thấy điểm hòa vốn

Thực tế, lời nhắn nhủ của Beyeu.com phản ánh đúng thực trạng của thị trường Việt Nam, bởi cuộc chiến thương mại điện tử ở Việt Nam là cuộc chiến “đốt tiền”. Và khi tài chính cạn kiệt, các doanh nghiệp thiếu tiềm lực đành dừng cuộc chơi.

Nói về cuộc chiến trên thị trường bán lẻ, ông Trần Trọng Tuyến – Tổng thư kí hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng để giúp một trang thương mại điện tử, cần phải có nguồn tài chính dồi dào. “Dòng tiền có thể ví như dòng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, để làm nên kì tích cần có một chiến lược đủ dài, đủ rộng để bỏ xa các đối thủ”.

Nhìn nhận về khó khăn của thương mại điện tử tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng việc đầu tư nhưng không có đủ ngồn vốn để duy trì lâu dài sẽ dẫn đến việc thua lỗ. Lí giải về điều này, ông Hiển cho biết hiện nay tại thị trường Việt Nam, mô hình chợ truyền thống vẫn chiếm tỉ lệ cao, hơn 60%, và thương mại điện tử chỉ nằm trong phân khúc chưa tới 40% là kênh siêu thị. 

Cùng với đó, các website thương mại điện tử cũng đang phải cạnh tranh khốc liệt với các kênh bán hàng khác như Facebook, Zalo, Instagram… “Chi phí đầu tư lớn, trong khi đó quy mô thị trường chưa đủ lớn, nên các doanh nghiệp khó có thể tìm được điểm hòa vốn. Việc rơi vào thua lỗ khiến nhiều công ty phải dừng cuộc chơi”, ông Hiển nhấn mạnh.

Thị trường thương mại điện tử: Cuộc chiến đốt tiền chưa tìm thấy điểm hòa vốn - Ảnh 3.

Một chuyên gia khác thì cho rằng thương mại điện tử ở Việt Nam gặp khó là vì chi phí logistic/chi phí vận chuyển quá cao. Ông cũng cho rằng chưa biết khi nào các công ty thương mại điện tử sẽ hòa vốn.

Hiện tại, các công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đều được hậu thuẫn bởi các tập đoàn thương mai điện tử nước ngoài, hay là các công ty giàu tiềm lực. Đơn cử, Lazada, được hậu thuẫn bởi Alibaba với mức vốn rót vào tới 4 tỉ USD, để mở rộng hoạt động sang thị trường Đông Nam Á. Tiki thì nhận vốn góp từ VNG và JD.com. Trong khi đó, Shopee là công ty con của SEA, tập đoàn Singapore được Tencent hậu thuẫn.

Dù vậy, báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, cho biết tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-2018 lên tới 9.400 tỉ đồng.

VNDIRECT cũng ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỉ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Nhìn về tương lai, ông Tuyến cho rằng cuộc chơi đốt tiền này sẽ tiếp tục diễn ra. 

"Không ai biết trước sẽ có thêm một hay một vài cái tên mới xuất hiện hay ra đi nhưng chắc chắn cuộc chiến 'đốt tiền' giữa các công ty vẫn sẽ tiếp diễn", ông Tuyến nhấn mạnh.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.