Thị trường TP HCM và các tỉnh giáp ranh chuộng đất nền, căn hộ mất vị thế

Tháng thứ hai kể từ khi các địa phương nới lỏng giãn cách, nhu cầu mua đất nền tại TP HCM và các tỉnh giáp ranh tăng cao. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu thụ của phân khúc căn hộ lại ở mức khá thấp so với kỳ vọng.

Nhu cầu mua đất nền tăng đáng kể

Theo báo cáo của DKRA Việt Nam, trong tháng 11 vừa qua, thị trường đất nền TP HCM và 5 tỉnh giáp ranh có 10 dự án mở bán, trong đó có hai dự án mở bán mới và 8 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo. Nguồn cung ra thị trường đạt 671 sản phẩm, tăng 3,4% so với tháng 10 và tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong số này, không có dự án nào trên địa bàn TP HCM. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu tại thị trường các tỉnh Long An, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỷ lệ tiêu thụ chung của thị trường đạt khoảng 54% trên nguồn cung mới, tăng 55,8% so với tháng 10 và 33% so với cùng kỳ năm 2020 (273 sản phẩm).

DKRA đánh giá, sức cầu chung toàn thị trường có sự gia tăng đáng kể so với tháng trước và cả cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Long An, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là những địa phương có lượng tiêu thụ chủ yếu. Riêng hai khu vực Đồng Nai và Tây Ninh có lượng tiêu thụ khá khiêm tốn.

Trên thị trường thứ cấp, mặt bằng giá không có nhiều biến động, thanh khoản thị trường ở mức trung bình.

Tỷ lệ tiêu thụ căn hộ thấp hơn mong đợi

Thị trường TP HCM và các tỉnh giáp ranh chuộng đất nền, căn hộ 'mất vị thế' - Ảnh 1.

Nguồn cung và lượng tiêu thụ căn hộ mới chủ yếu tập trung ở TP HCM và Bình Dương. (Nguồn: DKRA Việt Nam).

Trong tháng 11, thị trường căn hộ tại TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 7 dự án mở bán (một dự án mới và 6 giai đoạn tiếp theo), cung cấp ra thị trường khoảng 2.981 căn. Số căn hộ mới tháng 11 gấp 3,8 lần so với tháng trước nhưng chỉ bằng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung mới tiếp tục tập trung tại hai thị trường là TP HCM và Bình Dương. Trong đó TP HCM chiếm 82%.

Theo báo cáo của DKRA, sức cầu chung cải thiện so với tháng trước (giai đoạn đầu nới lỏng giãn cách) tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ vẫn ở mức khá thấp so với trông đợi, nhất là tại thị trường Bình Dương.

Cụ thể, tỷ lệ tiêu thụ chung toàn thị trường đạt 67%, gấp 5,2 lần so với tháng 10 như chỉ bằng 54% lượng tiêu thụ cùng kỳ.

Một số sự kiện mở bán đã được triển khai trở lại. Hiệu quả bán hàng tại các dự án có gia tăng nhưng chưa thật sự cao, nguyên nhân do tâm lý e ngại dịch bệnh tái bùng phát.

Nhiều chủ đầu tư vẫn áp dụng các chính sách hỗ trợ mùa dịch, tuy nhiên phần lớn là các chính sách chiết khấu cho hình thức thanh toán nhanh từ 90 - 95% tổng giá trị sản phẩm.

Đồng Nai dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà phố/biệt thự

Phân khúc nhà phố/biệt thự và các tỉnh giáp ranh trong tháng 11 ghi nhận 1.387 căn đến từ 15 dự án (bao gồm 6 dự án mới và 9 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo) tăng 38% so với tháng trước.

Nguồn cung phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, trong khi Long An và Tây Ninh ghi nhận nguồn cung hạn chế.

Sức cầu chung thị trường tăng, tuy nhiên chỉ tập trung cục bộ tại Đồng Nai và Bình Dương nhờ tình hình bán hàng tích cực của một số dự án.

Đồng Nai vẫn là khu vực dẫn đầu cả về nguồn cung (64%) và lượng tiêu thụ (61,5%) toàn thị trường.

Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới trên toàn thị trường đạt 72%, gấp 2,8 lần so với tháng 10.

Nhiều chính sách chiết khấu, hỗ trợ lãi suất tiếp tục được áp dụng nhằm kích cầu người mua nhà phố/biệt thự. Những dự án nằm trong các khu đô thị lớn được quy hoạch đồng bộ, bài bản vẫn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.