Theo VnExpress, cầu Nguyễn Chí Thanh bắc qua kênh xáng Xà No, TP Vị Thanh, vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng giúp kết nối các tuyến giao thông đi Cần Thơ, Kiên Giang.
Công trình có điểm đầu nối quốc lộ 61 C tại phường 7, điểm cuối giao đường 19 Tháng 8, thuộc xã Vị Tân, TP Vị Thanh. Trong đó, phần cầu gần 400 m, rộng 29 m; đường nối hai bên cầu chính khoảng 6.600 m, rộng 40 m.
Đây là cây cầu đầu tiên được thi tuyển phương án kiến trúc, thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, dự kiến khởi công năm 2025, xong sau 3 năm.
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách quốc tế T2 của sân bay Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án mở rộng nhà ga hành khách T2.
Dự án này có quy mô khoảng hơn 41 ha (bao gồm phần diện tích hiện hữu và phần mở rộng). Tổng mức đầu tư dự án là 4.996 tỷ đồng; gói thầu chính thi công xây lắp có giá trị 4.600 tỷ đồng thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn của ACV.
Theo Quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đưa ra định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, cụ thể, Hải Phòng thực hiện việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng quận Hồng Bàng và thành lập quận An Dương, thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên (bao gồm toàn bộ đảo Vũ Yên).
Thành phố sẽ xây dựng thí điểm đô thị thông minh tại Thủy Nguyên và phát triển rộng ra các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Sau năm 2030, các huyện An Lão, Vĩnh Bảo và Tiên Lãng sẽ được phát triển trở thành thị xã; huyện Cát Hải trở thành quận biển đảo.
Vừa qua, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách tỉnh.
Theo đó, dự án nâng cấp đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT 992) đoạn từ QL 51 đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hồi đầu năm 2024 đã được phân bổ 8 tỷ đồng, nghị quyết lần này bổ sung thêm 800 tỷ đồng cho dự án này.
Dự án Chỉnh trang đường Thùy Vân hồi đầu năm 2024 đã được phân bố 500 triệu đồng, nghị quyết lần này bổ sung thêm 500 tỷ đồng cho dự án này.
Theo VnExpress, Bộ trưởng Giao thông Vận tải vừa phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cảng quốc tế, dùng chung dân dụng và quân sự.
Từ nay đến năm 2030, Liên Khương được quy hoạch là sân bay cấp 4E (cấp cao nhất ở Việt Nam hiện nay) và là sân bay quân sự cấp 2. Công suất phục vụ 5 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay có thể tiếp nhận các máy bay lớn như Airbus 320/A321, Boeing 747/B787/A350 và tương đương.
Tầm nhìn đến năm 2050, Liên Khương vẫn giữ nguyên cấp sân bay song được nâng công suất phục vụ lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Ngày 19/5, tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND TP HCM khóa X đã biểu quyết thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo Tờ trình, Đồ án dự báo quy mô dân số TP HCM đến năm 2040 là 13 triệu người, năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060.
Đồ án định hướng phát triển đô thị TP HCM dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng. Đó là phân vùng đô thị trung tâm; đô thị phía Đông; đô thị phía Bắc - Tây Bắc; đô thị phía Tây và đô thị phía Nam.
Ngày 24/5, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được công bố tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Vùng trung du và miền núi phía bắc được tổ chức thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.
Quy hoạch 07:44 | 02/11/2024
Quy hoạch 08:20 | 05/10/2024
Quy hoạch 06:45 | 02/10/2024
Quy hoạch 19:00 | 24/09/2024
Quy hoạch 11:41 | 21/09/2024
Quy hoạch 13:53 | 18/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 08/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 07/09/2024