Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa qua đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là điểm đến hấp dẫn của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bình Phước sẽ phát triển công nghiệp nhanh và bền vững theo hướng ưu tiên các ngành có giá trị gia tăng cao như: chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin...
TP HCM hiện đang triển khai lập Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đây là cơ sở, bước thực hiện đầu tiên nhằm điều chỉnh tổng thể đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 đã được phê duyệt năm 2010.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TP HCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm, đề xuất quy hoạch phát triển 5 vùng đô thị gồm vùng trung tâm (khu trung tâm hiện hữu, quận Bình Thạnh, một phần quận 12 và Gò Vấp); TP Thủ Đức; TP phía bắc (huyện Hóc Môn, Củ Chi); TP phía tây (khu vực quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) và TP phía nam (quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ).
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hoà vừa qua đã lập một báo cáo liên quan đến dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh, thuộc địa phận TP Nha Trang và huyện Diên Khánh.
Tuyến đường có chiều dài 19,15 km. Đoạn thuộc địa phận TP Nha Trang dài khoảng 1,05 km và đoạn thuộc Diên Khánh dài 18,1 km.
Tổng mức đầu tư của dự án này là 1.496 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm khoảng 1.116 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng gần 137 tỷ đồng...
Thời gian triển khai dự án dự kiến từ quý II/2024. Đây là tuyến giao thông liên vùng giao cắt với nhiều quốc lộ, cắt cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và nằm gần quy hoạch trạm Depot Diên Khánh thuộc dự án đường sắt tốc độ cao.
Dự thảo quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dẫn theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng sẽ quy hoạch thêm 7 tuyến đường sắt mới.
7 tuyến đường sắt này bao gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Nha Trang - TP HCM; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu; tuyến TP HCM - Cần Thơ; tuyến TP HCM - Lộc Ninh; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành; tuyến TP HCM - Tây Ninh và tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Theo dự thảo quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng Đông Nam Bộ sẽ tăng số lượng đô thị là các đơn vị hành chính thị trấn, thị xã, thành phố từ 55 đô thị năm 2022 lên khoảng 60 đô thị vào năm 2030.
Theo đó, vùng sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng bền vững, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 70 - 75%, chú trọng chất lượng đô thị hóa. Mở rộng mạng lưới đô thị vùng Đông Nam Bộ theo hướng đa tâm, đa cực với các đô thị, chuỗi đô thị động lực.
Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại, trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; TP HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã được đầu tư từ nhiều nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và hỗ trợ địa phương 2.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án này.
Qua đó, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1).
Theo TTXVN, UBND tỉnh Quảng Trị vừa qua đã ký quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng.
Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T (thuộc Tập đoàn T&T) và CTCP Tập đoàn CIENCO4.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Hồ sơ Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình thẩm định, trong đó có tổng hợp quy hoạch hệ thống đường sắt trên địa bàn vùng.
Theo đó, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ quy hoạch 14 tuyến đường sắt, trong đó có 6 tuyến hiện có và 8 tuyến được xây dựng mới.
Với các tuyến đường sắt mới, các tuyến đường sắt trên các hành lang trọng yếu sẽ được hoàn thành: Các đoạn còn lại của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng.
Bên cạnh đó, quy hoạch vùng cũng sẽ từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn.
Vừa qua tại xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức lễ khởi công gói thầu xây lắp số 2 của dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Gói thầu xây lắp số 2 này do CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam là đơn vị trúng thầu, giá trị gói thầu là 2.812 tỷ đồng, thời gian thi công hoàn thành gói thầu trong 46 tháng.
Quy hoạch 07:44 | 02/11/2024
Quy hoạch 08:20 | 05/10/2024
Quy hoạch 06:45 | 02/10/2024
Quy hoạch 19:00 | 24/09/2024
Quy hoạch 11:41 | 21/09/2024
Quy hoạch 13:53 | 18/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 08/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 07/09/2024