TP Hà Nội vừa qua đã công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư, trong đó có đưa ra phương án quy hoạch hệ thống đường sắt Quốc gia trên địa bàn.
Theo quy hoạch hiện tại, đối với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Hà Nội quy hoạch tuyến đường sắt này đi qua khu vực thành phố bắt đầu từ ga Hà Nội, đi theo hướng song song với đường sắt thống nhất hiện tại; đoạn từ ga Hà Nội đến ga Ngọc Hồi đi tách riêng hoặc đi trùng với đường sắt đô thị Tuyến số 1.
Vừa qua, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM (MAUR) đã thông tin tới báo chí về dự án metro số 1.
Theo đó, hiện công trình đã đạt gần 97%, trong đó các gói thầu xây dựng có tiến độ rất tốt. Hiện chủ đầu tư và các nhà thầu đang đẩy mạnh để hoàn thành vào cuối năm nay. Thời gian kết thúc dự án là từ năm 2024 - 2028.
Theo vị đại diện này, tháng 7/2024 sẽ đưa metro số 1 vào vận hành thương mại nếu mọi thủ tục thuận lợi.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cuối năm nay sẽ có ba dự án giao thông lớn hoàn thành đưa vào sử dụng gồm cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.
Trong đó, cầu Mỹ Thuận 2 được khởi công vào tháng 3/2020. Tính đến nay, sản lượng thi công đã đạt hơn 96% giá trị hợp đồng, đã hợp long cầu chính dây văng. Nhà thầu đang hoàn thiện các hạng mục còn lại để thông xe trước ngày 31/12.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có sản lượng thi công đạt 76% giá trị hợp đồng.Trong đó, phần cầu đã cơ bản hoàn thành, công tác thảm nhựa đã thi công được hơn 8 km; 80% hệ thống an toàn giao thông đã được tập kết về công trường để tăng tốc tiến độ, đưa dự án về đích trước 31/12.
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có sản lượng thi công dự án (tính cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2) đạt hơn 62% giá trị các hợp đồng. Thời gian hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm nay.
Lãnh đạo tỉnh này Bình Thuận vừa qua đã có buổi làm việc nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án Cảng hàng không Phan Thiết.
UBND TP Phan Thiết cho biết đã vận động bàn giao mặt bằng 15/37 hồ sơ liên quan đến dự án, dự kiến, trước ngày 30/11 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.
Hiện huyện Hàm Thuận Bắc đã hoàn thành xong việc bàn giao mặt bằng phục vụ dự án; huyện Bắc Bình đã bàn giao mặt bằng 11/12 hồ sơ, dự kiến đến trước ngày 30/11 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng...
\Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa công bố báo cáo liên quan đến dự án xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên quốc lộ 37B, thuộc địa bàn huyện Trực Ninh và huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Cầu Ninh Cường sẽ có chiều dài 1,65 km, cách cầu phao Ninh Cường hiện trạng 80 m về phía hạ lưu. Điểm đầu tuyến nằm tại QL37B thuộc xã Trực Phú, huyện Trực Ninh; điểm cuối tuyến nằm tại QL37B thuộc thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng.
Tổng mức đầu tư của dự án này theo báo cáo vừa công bố là gần 349 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2024 cây cầu này sẽ được khởi công.
Theo TTXVN, ngày 15/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2030 An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; có kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; là trung tâm nghiên cứu phát triển giống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản...
Cùng với đó, đây là trung tâm du lịch sinh thái của vùng; đầu mối giao thương, hợp tác với Vương quốc Campuchia; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía Nam tỉnh tạo tiền đề cơ sở hình thành Khu kinh tế ven biển.
Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, với mạng lưới đường ngoài đô thị, mạng lưới đường đô thị sẽ được bổ sung, điều chỉnh các tuyến đường trục ngoài đô thị, trong đó trọng tâm điều chỉnh các trục kết nối với Cảng hàng không Nội Bài, điều chỉnh bổ sung các trục nối với Cảng hàng không thứ hai, đảm bảo kết nối với đô thị trung tâm bằng hai tuyến đường cao tốc và hai tuyến đường trục.
Các tuyến được đề nghị điều chỉnh, bổ sung gồm 7 tuyến, trong đó có một tuyến bổ sung đảm bảo kết nối với Cảng hàng không Nội Bài, một tuyến điều chỉnh kết nối với Cảng hàng không thứ hai, 4 tuyến điều chỉnh và bổ sung để phục vụ kết nối với các tỉnh lân cận, một tuyến có tính chất kéo dài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, cảng hàng không quốc tế thứ hai của Thủ đô có vị trí ở huyện Ứng Hòa, phía nam đường quy hoạch cao tốc tây bắc quốc lộ 5, phía tây giáp đường trục phát triển kinh tế phía Nam; chức năng hỗ trợ cho CHKQT Nội Bài, phục vụ cho vận tải khách trong vùng Thủ đô.
Cảng đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, công suất 30 - 50 triệu hành khách/năm và một triệu tấn hàng hóa/năm; quy mô khoảng 1.500 ha.
Quy hoạch 07:44 | 02/11/2024
Quy hoạch 08:20 | 05/10/2024
Quy hoạch 06:45 | 02/10/2024
Quy hoạch 19:00 | 24/09/2024
Quy hoạch 11:41 | 21/09/2024
Quy hoạch 13:53 | 18/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 08/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 07/09/2024