Ths tâm lý Phương Hoài Nga: 'Nói sao cho trẻ chịu nghe, nghe sao cho trẻ chịu nói?'

Câu nói “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy” dường như đã "xưa như trái đất", khi những em bé độc lập thời hiện đại dù mới 2 -3 tuổi đã khiến cả nhà đau đầu. Có cách nào để cho con chịu nghe lời mà không dựa vào đánh mắng hay hình phạt?
 

Vì sao cha mẹ nói mà con không nghe lời?

“Cứ mỗi lần tức giận, đứa con hơn 1 tuổi của tôi lại khóc lóc và đánh mẹ!”

“Khi còn nhỏ mọi chuyện diễn ra rất êm đẹp, nhưng từ khi 5-6 tuổi, tôi phải nói năm bảy lần con tôi vẫn chưa thực hiện điều mẹ bảo con làm. Không phải con không nghe thấy mà con cố tình đứng lì ra, nhơn nhơn theo kiểu “con thế đấy, mẹ định làm gì con?”

“Tôi có hai con, một 6 tuổi và một 9 tuổi. Càng lớn thì càng nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều lúc không biết nên đánh cho một cái hay giải thích cho con hiểu, kể cả giải thích thì cũng phải cực nhiều lần con mới nghe…”

Đây là những vấn đề hầu hết các bố mẹ gặp phải khi nuôi dạy con cái. Từ em bé hơn 1 tuổi hay đứa con đi học tiểu học đều có vô số tình huống khiến bố mẹ đau đầu. Bố mẹ sẽ muốn con nghe lời mình, muốn con không cư xử như vậy nữa, muốn tìm kiếm giải pháp A, B, C, muốn có một cái gì đó theo kiểu “đồ ăn nhanh" để giải quyết vấn đề.

Ths tâm lý học Phương Hoài Nga - nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học đường, mẹ của hai bé 4 tuổi và 8 tuổi – cho rằng điều quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ thực sự gắn kết với con mình về mặt lâu dài, chứ không phải ngay tức khắc cố gắng thay đổi hay sửa lỗi này, lỗi kia ở con.

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi
Ths tâm lý học Phương Hoài Nga: "Điều quan trọng là tạo sự gắn kết lâu dài với con".

Đối với cha mẹ, mối quan hệ của mình với con dường như là điều hiển nhiên, có sẵn, bắt đầu từ giây phút biết rằng trong bụng mình một em bé đang hình thành. Nhưng với con, mối quan hệ này không phải là đương nhiên, mà được xây dựng từ mỗi tương tác hàng ngày, với từng giây phút nhỏ nhất bố mẹ và con ở bên nhau. Những kỹ năng giao tiếp với con sẽ giúp bố mẹ trước tiên giảm căng thẳng trong mối quan hệ, sau đó thuận hòa với nhau hơn, và hơn cả là sự gắn bó.

Điều gì khiến cha mẹ nói mà trẻ không nghe? Ths. Hoài Nga cho rằng một trong những nguyên nhân lớn nhất là do trẻ không cảm thấy được cha mẹ lắng nghe và công nhận cảm xúc. Chẳng hạn, bố mẹ rất hay nói: “Có thế mà cũng khóc! Có gì đâu mà sợ! Có thế cũng làm ầm lên”… khi trẻ khóc lóc, phàn nàn, sợ hãi hay khó chịu. Bước đầu tiên để “nói sao cho trẻ chịu nghe” chính là giúp con xử lý cảm xúc.

Giúp con xử lý cảm xúc – bước đầu tiên để “Nói sao cho trẻ chịu nghe”

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “nói sao cho trẻ chịu nghe” – nghĩa là nói sao để trẻ nghe lời mình, tuân lệnh mình, thậm chí có cả những bài viết có tựa đề kiểu như “13 cách nói để trẻ nghe lời răm rắp”. Tuy nhiên, “nói sao cho trẻ chịu nghe” ở đây lại có nghĩa là “nói như thế nào để trẻ lắng nghe”, “nói như thế nào để con trẻ muốn nghe mình”. Chìa khóa vàng đầu tiên chính là: NGHE.

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi
Ths tâm lý học Phương Hoài Nga (đeo kính) và cuộc gặp gỡ với Julie King - 1 trong 2 tác giả cuốn How to talk so little kids will listen nổi tiếng.

Trong chuyến đi tới Mỹ gần đây, Ths tâm lý học Phương Hoài Nga, đã được gặp Julie King -1 trong 2 tác giả cuốn How to talk so little kids will listen, nằm trong loạt sách How to talk mà mẹ của bà là đồng tác giả. Theo đuổi niềm đam mê của thế hệ đi trước, Julie King tiếp tục viết sách và tổ chức hội thảo cho hàng ngàn cha mẹ ở Mỹ về việc nói sao cho trẻ chịu nghe và xây dựng mối quan hệ với con cái. Ths Phương Hoài Nga nhận thấy không chỉ cha mẹ Việt cảm thấy đau đầu khi giao tiếp với con cái, mà cha mẹ Mỹ hay các nước khác trên thế giới cũng lắm lúc bốc hỏa vì con chẳng lắng nghe mình.

Vấn đề phổ biến mà cha mẹ khắp mọi nơi đều gặp phải là khước từ cảm xúc của con. Để dẫn chứng cho điều này, Ths Phương Hoài Nga đưa ra tình huống: Khi con nói với bạn rằng “Tiệc sinh nhật của con chán quá” sau cả ngày mẹ chạy đôn chạy đáo để làm nên một bữa tiệc tuyệt vời, bạn sẽ nói gì với con? Điều diễn ra trong đầu không ít bố mẹ chúng ta lúc đó là: “Sao con lại như thế? Mẹ đã rất vất vả để tổ chức sinh nhật cho con! Con còn muốn gì nữa! Con thật quá đáng!” Hay khi con nói: “Con ghét em bé!”, khả năng cao bé sẽ nhận một cơn mưa những lời như “Sao con lại ghét em?” “Con hư quá!” “Con phải yêu em chứ” “Con không được như thế!”

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi
"Vấn đề phổ biến mà cha mẹ khắp mọi nơi đều gặp phải là khước từ cảm xúc của con".

Đứng trước những cảm xúc tiêu cực của con, những điều cha mẹ thường làm là:

- Chối bỏ cảm xúc của con (Con không được như thế! Con yêu em mà!..)

- Triết lý (Mẹ đã mất công tổ chức sinh nhật cho con mà con không biết trân trọng công sức của mẹ gì hết)

- Khuyên răn (Con phải yêu em chứ!)

- Chất vấn (Em đã làm gì con mà con không yêu em…)

- Bênh vực phía bên kia (Em chẳng làm gì con hết còn con thì suốt ngày làm em thức giấc, lấy đồ chơi của em…)

Tất cả những điều này đều khiến con tức giận, không cảm thấy bố mẹ hiểu mình, không muốn nói chuyện với bố mẹ nữa bởi vì nói xong, tâm trạng con còn tệ hơn trước.

Vận dụng những kỹ năng từ cuốn sách Nói sao cho trẻ chịu nghe, Ths tâm lý học Phương Hoài Nga cùng bố mẹ luyện tập những kỹ năng để công nhận cảm xúc của con, giúp con giải tỏa được cảm xúc, được thấu hiểu, biết cách gọi tên cảm xúc của mình:

- Lắng nghe chăm chú hết sức

- Công nhận cảm xúc của chúng bằng những từ cảm thán: ừ, ồ, à ra vậy

- Đặt tên cho cảm xúc

- Nêu ra ước muốn không thể thực hiện được của chúng

Chẳng hạn, với tình huống: “Trời có mưa một chút thôi mà cô đã không cho đi dã ngoại. Con bực mình với cô quá”, bố mẹ có thể yên lặng chăm chú lắng nghe con, công nhận cảm xúc của con (Con rất thất vọng vì không được đi dã ngoại đúng không), nêu ra ước muốn của con (mẹ ước gì trời không mưa và con được đi nông trại rồi chơi trò cưỡi ngựa mà con thích nhỉ!). Khi bố mẹ ứng xử theo cách này, con sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, cảm thấy bố mẹ luôn ở bên mình, luôn lắng nghe mình.

“Khả năng chịu đựng, điều phối cảm xúc của trẻ em còn hạn chế, chẳng hạn mọi người lớn đều có thể nằm yên để tiêm dù rất đau, nhưng trẻ em thì sẽ giãy giụa nếu không có bố mẹ giữ chặt. Do vậy bố mẹ cần hỗ trợ để con học cách xử lý và điều chỉnh cảm xúc.” – Ths Phương Hoài Nga chia sẻ.

XEM THÊM

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi ‘Bạo lực không phải là giáo dục, bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn’

Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực ...

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi 13 quy tắc ứng xử văn minh cần dạy con trước 6 tuổi

Một trong những mục tiêu quan trọng trong nuôi dạy con giai đoạn 0-6 tuổi là rèn cho con cách ứng xử văn minh nơi ...

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi Nếu không thưởng phạt, thì cha mẹ làm gì?

Không có thưởng phạt, khi trẻ được hướng dẫn, được cha mẹ phản hồi đúng cách, được ghi nhận, bị chê nhưng hoàn toàn vẫn ...

ths tam ly phuong hoai nga noi sao cho tre chiu nghe nghe sao cho tre chiu noi Phải làm gì với con?

Tôi phải làm gì để sửa những thói đó ở con? Tôi không dạy nó thì mai mốt nó sẽ biến thành cái gì? Rõ ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.