Hôm nay, 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới các mặt của đời sống xã hội.
4 nội dung chính được bàn bạc tại hội nghị này gồm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Chuẩn bị cho cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh với các Bộ, ngành đây đều là những nội dung rất quan trọng, khi tăng trưởng quý I/2020 chỉ đạt 3,82% do dịch bệnh, chỉ hơn một nửa so với kế hoạch đề ra.
Song song đó, chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại bị gián đoạn; đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng; làm gia tăng thất nghiệp, gây mắt việc làm trong ngắn hạn.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phải thấy được tình hình nghiêm trọng của thế giới và trong nước, để tìm biện pháp khắc phục khó khăn, khi mà chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.
Ông cho rằng suy thoái thậm chí được nhìn nhận còn nặng nề hơn cả suy thoái năm 2008. Trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã phá sản, nhiều ngành hoạt động cầm chừng, và sẽ nguy hiểm hơn nếu dịch bệnh kéo dài.
Tại hội nghị, các nội dung lớn về chính sách tài khóa, gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sẽ được báo cáo, như gói hỗ trợ về tài khóa khoảng 180.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ tiền tệ, gói hỗ trợ an sinh xã hội khoảng 62.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ giá điện khoảng 12.000 tỉ, gói hỗ trợ giá viễn thông khoảng 15.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, cần có "cú đấm thép" là số vốn đầu tư công gần 700.000 tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD, cần giải ngân hết trong năm nay.
Hội nghị hôm nay được kì vọng thổi một luồng gió mới, một quyết tâm mới vào cuộc sống để khởi động thời kì khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ, để nền kinh tế không bị đổ gãy, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho các thành phần yếu thế trong xã hội.
Theo thống kê, ước khoảng có hàng chục triệu người dân và doanh nghiệp đang chờ đợi các chính sách hỗ trợ sớm đi vào cuộc sống.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng muốn tăng trưởng tốt thì cần giải quyết vấn đề đầu tư, sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu…
Thủ tướng nêu rõ dịch bệnh giảm thì mới triển khai được công việc phát triển sản xuất kinh doanh, còn nếu dịch tiếp tục thì phải tập trung sức ngăn ngừa dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020