Chị Mỹ Huyền (28 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại TP HCM. Chị là mẹ của một bé gái 17 tháng tuổi. Chị bắt đầu cho con ăn dặm từ 5 tháng 17 ngày.
Khi con được hơn 3 tháng, bà mẹ này bắt đầu trang bị kiến thức ăn dặm từ sách vở, mạng internet. “Tôi bàn bạc và thống nhất với bố và ông bà nội của bé để tránh trường hợp bất đồng quan điểm thế hệ. Tôi là con dâu út nên ở cùng bố mẹ chồng. Chính vì thế, trong quá trình ăn dặm của con không tránh khỏi những ý kiến trái chiều.
Chủ yếu ông bà lo lắng khi mỗi lần mẹ tăng thô là cháu không thích, ăn rất ít, có hôm bỏ ăn hay ăn là nôn ra luôn. Những lúc như vậy tôi phải giải thích cho bà hiểu và đồng thời cũng phải giữ vững lập trường. Tôi tìm đủ mọi cách như là thêm bột trơn sánh vào món ăn để con nuốt trơn tru hơn, điều chỉnh tăng thô chậm lại để con kịp thích ghi, trong bữa ăn luôn có canh để con không bị nhàm chán món thô”, bà mẹ một con tâm sự.
Gia đình chị Mỹ Huyền. |
Phương pháp ăn dặm chính chị Huyền áp dụng là ăn dặm kiểu Nhật tuy nhiên, chị kết hợp cho con ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) vào bữa trưa và chiều với trái cây, bánh ngọt… để rèn luyện phản xạ nhau và cơ hàm giúp con xử lý thức ăn tốt hơn.
Chị luôn lựa chọn thực phẩm sạch và tươi. Tuy nhiên với những bà mẹ làm việc văn phòng nên nấu cho con vào buổi sáng sớm sau đó bảo quản ngăn lạnh sử dụng trong ngày. Nếu bận rộn hơn thì có thể chọn cách trữ đông và cho con ăn trong vòng một tuần.
Theo tìm hiểu của bà mẹ này từ những nguồn báo chí uy tín, không nên trữ đông rau xanh. Vì khi nấu chín rau và để quá lâu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phân hủy lượng nitrat trong rau chuyển hóa thành nitrite - chất chứa nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, chị Huyền cũng tìm hiểu rất kĩ các thực phẩm kị nhau không nên kết hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu của con.
Cô con gái của chị Mỹ Huyền. |
Bà mẹ này chia sẻ: “Từ khi con bắt đầu ăn dặm tôi cố gắng sắp xếp thời gian để chế biến thật đa dạng và không trùng lặp món ăn. Đôi khi việc thay đổi giữa các phương pháp ăn dặm cũng hấp dẫn và thu hút con hơn.
Mỗi giai đoạn con được giới thiệu các món mới, chinh phục các yêu cầu mẹ đặt ra như 9 tháng ăn cơm nát, 10 tháng ăn cơm cùng gia đình, 12 tháng bắt đầu làm quen với muỗng, dĩa…”
Theo chị Huyền, để đồng hành cùng con trong “cuộc chiến” ăn dặm mẹ cần phải dành nhiều thời gian học hỏi, chịu khó đọc thông tin và luôn luôn kiên định khi gặp khó khăn. Đặc biệt luôn quan sát nhưng không can thiệp quá nhiều vào bữa ăn của bé. Khi con biếng ăn phải xác định được nguyên nhân là tuần khủng hoảng, phương pháp hiện tại không thu hút hay do mẹ chế biến chưa ngon miệng, cấu trúc thức ăn không phù hợp… để tìm được hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Quan điểm của bà mẹ một con là ăn dặm không nước mắt. Tức là không ép con ăn, khi bé có dấu hiệu không thích và từ chối, chị sẵn sàng dọn đi và kiên nhẫn giới thiệu các món đó vào lần sau. Vì vị giác của con sẽ thay đổi bất cứ khi nào. Chính vì thế chị luân phiên giới thiệu cả những món bé thích và không thích để bé được thưởng thức đa dạng các loại thực phẩm. Chị cũng tuyệt đối không cho bé ăn rong hay phân tán sự chú ý của bé bằng ti vi, điện thoại, diễn trò…
Tham khảo thực đơn ăn dặm cho con của chị Mỹ Huyền:
XEM THÊM
Những món súp cho con ăn dặm vừa ngon vừa dễ làm các bà mẹ bận rộn không nên bỏ qua
Chị Hà Gia Linh chia sẻ công thức những món súp cho bé ăn dặm vừa ngon vừa dễ làm, các bà mẹ bận rộn ... |
Thực đơn ăn dặm cho con của bà mẹ 9X khiến người lớn cũng thèm
Chị Bùi Mỹ chia sẻ thực đơn ăn dặm 3 trong 1 cho con khiến người lớn cũng thèm. |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ đảm làm đầu bếp riêng cho con
Chị Linh Giang chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con. Bà mẹ 9X chăm chút dồn hết yêu thương vào từng món ... |
9 công thức bữa phụ cho con ăn dặm vừa ngon vừa đơn giản của bà mẹ 9X
Bà mẹ 9X Phạm Huyền Linh chia sẻ 9 công thức bữa phụ cho bé ăn dặm vừa ngon vừa đơn giản bà mẹ nào ... |
Thực đơn ăn dặm 30 ngày đầu tiên cho con bà mẹ TP HCM
Chị Huỳnh Thị Mộng Trúc (sinh sống và làm việc tại TP HCM) chia sẻ thực đơn ăn dặm 30 ngày đầu tiên cho con. |