Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, việc này rất quan trọng, xác định trách nhiệm của các bên, nhằm tháo gỡ các nút thắt khiến dự án đình trệ 10 năm qua.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến thông tuyến cuối năm 2020. (Ảnh: Hoàng Nam).
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là quá sức đối với tỉnh. Nhưng do áp lực giao thông đặt nặng lên quốc lộ 1A, tỉnh đã cố gắng giải quyết một khối lượng công việc lớn nhằm triển khai dự án đúng hạn. |
"Phần giải tỏa mặt bằng hiện còn khoảng 2%, nếu ngân sách Trung ương chưa kịp cấp vốn thì tỉnh sẽ ứng trước để giải tỏa nhằm bàn giao 100% mặt bằng sạch cho dự án", ông Tuấn nói và cho biết, số tiền tỉnh ứng ra khoảng 260 tỉ đồng.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, dài hơn 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tháng 6/2017, dự án được điều chỉnh vốn đầu tư 9.668 tỉ đồng và điều chỉnh kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2020. Trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư chiếm 30% với 2.800 tỉ đồng, còn lại hơn 6.800 tỉ đồng vốn vay.
Sau 10 năm liên tục đình trệ, hiện dự án đạt khoảng 15% tổng khối lượng thi công, tỉnh Tiền Giang đã giải phóng mặt bằng được 98%, khoảng 50 km.
Làm việc với tỉnh Tiền Giang hồi giữa tháng 4, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ thông tuyến cao tốc vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thăng trầm của cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. (Video: Khánh Hoàng).
Đô thị 14:36 | 12/10/2019
Đô thị 09:49 | 05/08/2019
Nhà đất 11:02 | 04/08/2019
Tiêu dùng 15:42 | 03/06/2019
Thời sự 21:52 | 08/05/2019
Lối sống 23:29 | 28/01/2019
Lối sống 00:05 | 19/01/2019
Lối sống 03:48 | 13/12/2018