Phiên tòa xét xử hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Vũ "nhôm" và đồng phạm sáng nay tiếp tục với phần tranh luận. Theo cáo buộc, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng danh nghĩa DN bình phong, với sự giúp đỡ của bị cáo Nguyễn Hữu Bách (cựu Đại tá, Phó cục trưởng Cục B61, Tổng cục 5, Bộ Công an), Phan Hữu Tuấn (cựu Trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an) thông qua các văn bản nghiệp vụ để được thuê, nhận chuyển nhượng các bất động sản không phải qua đấu giá, trái quy định của Nhà nước.
Các bị cáo liên quan vụ án đưa ra xét xử ngày 28/1. (Ảnh: P.D). |
Thực tế, các văn bản này có tính chất yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan phải cho Vũ "nhôm" được thuê, mua chỉ định; được hưởng các ưu đãi khi mua bán, chuyển nhượng các dự án nhà, đất công sản này với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường; trái với quy định của pháp luật.
Sau khi thực hiện được việc thuê, mua hoặc chuyển nhượng các dự án nhà đất này, Vũ không dùng vào mục đích phục vụ công tác nghiệp vụ mà chuyển thành tài sản mang tên cá nhân mình, người thân trong gia đình hoặc chuyển nhượng, liên doanh với người khác nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại hơn 1.159 tỉ đồng.
Bào chữa cho thân chủ, luật sư của Vũ "nhôm" cho rằng: Trong vụ án này nhiều điểm chưa làm rõ được. Cần làm rõ bị cáo Vũ có lợi dụng các văn bản của Bộ Công an để gom đất công sản hay không.
Cách tính thiệt hại trong vụ án này cũng cần xác định chi tiết, cụ thể mới đưa ra được cơ sở để HĐXX tuyên bị cáo Vũ có tội hay không có tội.
Theo luật sư, trong 7 tài sản được nêu, Phan Văn Anh Vũ xin nộp lại 2 tài sản, nhưng trong phần luận tội đại diện VKS không ghi nhận, đề nghị coi đây là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Vũ.
Tài sản còn lại được sử dụng đúng mục đích, nếu không có vụ án xảy ra, số tài sản này sẽ được đưa vào phục vụ ngành Công an.
Luật sư cũng đưa ra một số tình tiết để mong HĐXX xem xét cho thân chủ của mình như: bị cáo có nhiều bằng khen, kỷ niệm chương, từng có nhiều ủng hộ đối với Công an TP.HCM và Công an TP Đà Nẵng...
Ngoài ra, vợ bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, bị cáo là lao động chính. Luật sư mong HĐXX xem xét đánh giá một cách khách quan, cẩn trọng các tình tiết trong vụ án để đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội.
Được quyền tự bào chữa, Vũ "nhôm" cho rằng, VKS là cơ quan buộc tội, cũng đồng thời là cơ quan gỡ tội. Trong vụ án này, bị cáo thấy VKS chưa gỡ tội cho bị cáo.
Bị cáo xin nhận sai phạm, nhưng giữa việc có tội và không có tội như một sợi dây vô cùng mong manh. Bị cáo được Tổng cục giao nhiệm vụ phát triển kinh tế. Vậy phát triển kinh tế thì phải làm thế nào cho đúng? Bị cáo biết rằng mình làm kinh tế thì chỉ phát triển kinh tế.
Trong vụ án này, từ lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng, người trực tiếp lãnh đạo bị cáo là Trung tướng Phan Hữu Tuấn và Đại tá Nguyễn Hữu Bách hoàn toàn không có tư lợi, vụ lợi gì.
Việc buộc bị cáo có hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, xoay quanh việc mua mấy nhà công sản là không đúng. Bị cáo không đến mức phải bị truy cứu hình sự.
Trước khi được tuyển vào làm tình báo viên, bị cáo hoạt động kinh doanh có hiệu quả chứ không phải loại cầu bất cầu bơ, đưa vào để lợi dụng... Bị cáo luôn nghĩ mình đang làm đúng, bị cáo chưa bao giờ làm sai, còn đúng sai thế nào mong HĐXX xem xét.
Theo đó, chiều ngày 28/1, Công an TP Vinh đã tiến hành bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua. Ba đối tượng bị bắt gồm: Nguyễn Văn Vương (SN 1987), Nguyễn Văn Ngọc (SN 1994) cùng trú xã Hưng Tây, Hưng Nguyên(Nghệ An), và Nguyễn Văn Thắng (SN 1997, trú tại xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An).
Được biết, cả ba đối tượng trên cùng bị Công an TP Vinh ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Nguyễn Văn Vương tại CQĐT. |
Theo điều tra ban đầu của công an, trong hai tháng vừa qua, nhóm này đã 5 lần ném chất bẩn vào nhà anh Nguyễn Văn L. (SN 1979, trú phường Hưng Bình, TP Vinh), để khủng bố tinh thần để yêu cầu anh L. trả nợ thay cho người thân vay tiền chúng. Cơ quan điều tra xác định, không chỉ có ném chất bẩn, nhóm này còn mua thuốc diệt chuột, thuốc diệt cỏ rồi mang đổ trước cửa nhà anh L. để đe dọa…
Với hành vi, cùng với nhóm đàn em bịt kín biển số xe, đeo khẩu trang, lợi dụng đêm khuya vắng người qua lại để thực hiện hành vi nên quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn.
Điều đáng nói, tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, nhóm của Vương còn tổ chức cho vay nợ, sau đó đến nhà khủng bố tinh thần, ném chất bẩn, đe dọa và ép nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân phải trả nợ, gán đất. Chỉ riêng trên địa bàn xã Hưng Tây có ít nhất 15 trường hợp bị băng nhóm của Vương bắt viết giấy ghi nợ số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Trong đó, có 8 trường hợp phải bỏ trốn khỏi nhà ẩn tích vì sợ nhóm này đánh đập, trả thù.
Theo Công an xã Hưng Tây, nhóm này còn nhiều lần đe dọa chặt tay, chân của Trưởng và Phó trưởng Công an xã này, nhóm của Vương còn có hành vi có dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật.
Trước đó, như Báo PLVN đã đưa tin, trong đêm Noel (25/12/2018) cảnh sát ập vào một khách sạn ở phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) bắt giữ Nguyễn Văn Vương cùng nhóm đối tượng đang sử dụng ma túy tập thể. Điều tra mở rộng, Công an TP Vinh xác định nhóm đối tượng có liên quan đến đường dây “tín dụng đen”, thường dùng chất bẩn, vũ khí “nóng” đòi nợ, gây nên nỗi khiếp sợ cho người dân trên địa bàn.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8h ngày 29/1, người dân phát hiện khói bốc lên từ căn nhà của ông Nguyễn Danh Dũng ( ở số 370/22, đường Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku ) nên đã thông báo cho cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, lực lượng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Gia Lai đã huy động ba xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường tham gia dập lửa.
Hiện trường vụ việc. |
Sau 40 phút nỗ lực khống chế, ngọn lửa cơ bản được dập tắt. Tại hiện trường, nhiều đồ vật bị thiêu rụi.
Tiếp tục kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện thi thể bà Trần Thị Hà (sinh năm 1972) là vợ của ông Nguyễn Danh Dũng đã tử vong trong nhà vệ sinh.
Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng xác định là do bà Hà thấy đám cháy lớn nên đã vào nhà vệ sinh và chốt cửa để tránh ngọn lửa.
Nghi phạm gây ra vụ hỏa hoạn được xác định là Vũ Văn Hồng (sinh năm 1968, trú xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).
Theo một số người sinh sống gần nhà nạn nhân, họ đã thấy đối tượng này mang xăng vào nhà ông Dũng rồi châm lửa đốt, lúc này trong nhà đang có khá nhiều người.
Ngọn lửa bùng phát dữ dội khiến mọi người hoảng sợ bỏ chạy. Đối tượng phóng hỏa cũng bị ngọn lửa cháy xém vào quần áo và bỏ chạy.
Tuy nhiên, sau khi rời khỏi hiện trường khoảng 400 m, do bị bỏng ở vùng chân, Hồng đã ẩn nấp và bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.
Bước đầu, đối tượng khai nhận do có mâu thuẫn với gia đình ông Dũng nên đã mang xăng đến để phóng hỏa.
Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường và tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.
Ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Lê Văn Cẩn (SN 1969, trú tại thôn Kiều Mộc, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) về tội “Cướp tài sản” quy định tại Điều 168 Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, khoảng hơn 9h30 ngày 23/1, Lê Văn Cẩn đội MBH, đeo khẩu trang, đi xe máy không biển kiểm soát đến Phòng giao dịch Vũ Tiến, huyện Vũ Thư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình (Agribank Thái Bình), xịt hơi cay làm một số khách hàng, nhân viên Ngân hàng bị thương, sau đó dùng dao đe dọa, cướp đi khoảng hơn 200 triệu đồng.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo Công an huyện Vũ Thư và các đơn vị nghiệp vụ tổ chức điều tra theo dấu vết nóng. Đến 3h ngày 24/1, lực lượng Công an bắt được Cẩn. Tại cơ quan công an, Cẩn khai nhận thời gian trước đây, do nợ nần không có tiền trả nên Cẩn đã nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng.
Sau khi xịt hơi cay vào các nhân viên ngân hàng và khách hàng rồi đi vào phía trong quầy giao dịch lấy tiền, Cẩn nhanh chóng bỏ chạy. Ra ngoài, Cẩn tiếp tục xịt hơi cay vào những người đứng ngoài phòng giao dịch và lên xe bỏ chạy. Sau khi gây án, Cẩn về nhà cất tiền rồi tiếp tục đi làm.
Sau khi cướp ngân hàng, Cẩn đã mang cất giấu 120 triệu đồng tại nhà riêng, trả nợ 2 triệu đồng, mua xe máy mới và cho bạn gái 70 triệu đồng.
Ngày 24/1,Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã thưởng cho Công an tỉnh 100 triệu đồng; Giám đốc Công an tỉnh đã thưởng cho các lực lượng trực tiếp điều tra khám phá vụ án này 40 triệu đồng.
Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 20/1/2019, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng
- nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và khởi tố bị can, khám xét nơi ở và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trần Thị Bình - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN về tội danh “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 224 Bộ luật Hình sự.
Ông Đinh La Thăng tại một phiên xét xử sơ thẩm. (Ảnh: TTXVN). |
Quá trình điều tra, CQĐT xác định, tháng 10/2007, ông Đinh La Thăng với tư cách là Chủ tịch HĐQT PVN đã ký Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Ethanol Phú Thọ khu vực phía Bắc. Sau đó, Ban chỉ đạo triển khai các dự án Nhiên liệu sinh học được thành lập do ông Đinh La Thăng làm Trưởng ban, hai Phó tổng giám đốc PVN là Vũ Quang Nam và Trần Thị Bình làm Phó ban.
Tại dự án Ethanol Phú Thọ, Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) đã tiến hành sơ tuyển nhà thầu thực hiện gói thầu TK05 “Thiết kế, mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học phía Bắc”.
Qua chấm thầu, tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của cả 6 nhà thầu đều không đạt yêu cầu, trong đó có liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta-T. Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng, bà Trần Thị Bình và ông Vũ Quang Nam vẫn kết luận cuộc họp, ký các văn bản chỉ đạo thực hiện chỉ định thầu cho liên danh PVC/Alfa Laval Delta-T thực hiện gói thầu TK05.
Thực hiện quy trình về chỉ định thầu, PVB đã thẩm định đánh giá hồ sơ của liên danh này, xác định không đáp ứng được yêu cầu và có báo cáo PVN. Mặc dù vậy, ông Đinh La Thăng cùng hai vị Phó tổng PVN vẫn tiếp tục ký văn bản chỉ đạo ra quyết định đồng ý chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu TK05 theo hình thức chỉ định thầu. Theo đó, ngày 8/6/2009, PVB đã ra quyết định chỉ định thầu cho liên danh PVC và ký hợp đồng EPC vào ngày 12/8/2009.
Do liên danh PVC/Alfa không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án nên đã dừng thi công. Tính đến khi vụ án được khởi tố điều tra, PVB đã chi cho dự án số tiền lên tới 1.467 tỷ đồng. Qua giám định, xác định thiệt hại bước đầu là 125 tỷ đồng.
CQĐT xác định, hành vi của ông Đinh La Thăng, Vũ Quang Nam và Trần Thị Bình đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, ông Vũ Quang Nam hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo nên cơ quan điều tra sẽ xem xét xử lý sau.
Trước đó, từ tháng 6 đến tháng 11/2018, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở hàng loạt lãnh đạo Công ty PVB như: Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Phó Trưởng Phòng Đầu tư dự án; Khương Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng Phòng Thương mại và Hoàng Đình Tâm, nguyên Trưởng Phòng Tài chính - Kế toán. Đồng thời cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Thanh Thái, Trưởng Phòng Thương mại.
Tin tức pháp luật: Quán bar có múa khiêu dâm, tạm giam tài xế gây tai nạn ở Hải Dương 4 tháng
Tin tức pháp luật hôm nay, 25/1, gồm có: Quán bar có múa khiêu dâm, tạm giam tài xế gây tai nạn ở Hải Dương ... |
Pháp luật 18:35 | 22/05/2019
Pháp luật 18:27 | 21/05/2019
Pháp luật 19:10 | 18/05/2019
Pháp luật 18:02 | 10/05/2019
Pháp luật 18:02 | 09/05/2019
Pháp luật 19:12 | 08/05/2019
Pháp luật 18:01 | 07/05/2019
Pháp luật 18:06 | 06/05/2019