Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công danh, Trầm Bê ngày 17/1: Tổng Giám đốc không biết 'mặt mũi' tờ séc và trái phiếu

Ngày 17/1, TAND TP HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 9 xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về cùng tội “Cố ý làm trái…”. HĐXX, VKS và các luật sư tiếp tục làm rõ khoản vay 1.700 tỷ đồng của VNCB tại TPBank.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 171 neu biet ong danh su dung so tien sai muc dich thi bi cao se khong dau tu mua trai phieu
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa. Ảnh Ngọc Hoa

Chỉ ký hồ sơ chứ không quen biết Phạm Công Danh, không được hưởng lợi gì

Các bị cáo là giám đốc các công ty đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại TPBank đều không biết rõ mục đích vay vốn tại TPBank mà các bị cáo đã ký trong hợp đồng. Về việc đầu tư trái phiếu tại tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung, các bị cáo này đều thừa nhận sơ sót và chủ quan của mình.

Bị cáo Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Thuận Phát) cho biết, khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh thì không biết đây trái phiếu phát hành bất hợp pháp. Khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết. Nếu biết trái phiếu không được phát hành thì bị cáo sẽ không mua, bị cáo không được hưởng lợi nhuận gì.

Kế đến bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát) khai: khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh không biết là trái phiếu này phát hành trái pháp luật. Khi lên làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết, nếu biết là bất hợp pháp thì bị cáo sẽ không mua. Sau khi mua trái phiếu, theo phương án kinh doanh là khoản này có lợi cho công ty nhưng do tất toán sớm nên đã không có lợi gì.

Liên quan đến gói tín dụng 1.700 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thu Hương (nguyên nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh) khai, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền gần 40 tỷ đồng vào tài khoản của mình tại Agribank Lý Thường Kiệt, TP HCM để Hương chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh như sau: Chuyển trả lãi vay cho Agribank - Tân Phú số tiền 2,1 tỷ đồng; Agribank - CN Láng Hạ số tiền 31,9 tỷ đồng; Ngân hàng Bản Việt - Sở Giao Dịch số tiền 337 triêu đồng; Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn số tiền 1.9 tỷ đồng; Chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời gian dài (không có chứng từ) số tiền 1,25 tỷ đồng đồng; còn 370,8 triệu đồng được Hương rút ra mang về giao lại cho Phạm Công Danh sử dụng.

Tại phiên tòa ngày 17/1, HĐXX, VKS và các luật sư tiếp tục làm rõ việc Phạm Công Danh vay 1.700 tỷ đồng tư TPBank để làm gì, cũng như hành vi cụ thể của từng bị cáo liên quan đến khoản vay này.

Trả lời câu hỏi của luật sư Trần Giáng Hương, bị cáo bị cáo Nguyễn Tiến Dũng - kiểm soát viên định giá công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát cho biết, trong quá trình làm hồ sơ vay vốn tại TPBank, Dũng không có quyền kiểm soát hay ngăn cản bị cáo Đinh Việt Cường nếu biết việc vay vốn “có vấn đề”, bởi thời điểm đó, Cường là PGĐ công ty thì bị cáo không có quyền cấm cản việc đó.

“Bị cáo không tham gia thảo thuận với ai. Do ông Cường thông báo cho bị cáo việc mua trái phiếu nói là đầu tư cho công ty nên bị cáo mới kí. Bị cáo cũng không quen biết ông Phạm Công Danh, bị cáo không sử dụng số tiền đó. Bị cáo khẳng định là có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh, không cố ý làm trái nên bị cáo không chịu trách nhiệm với số tiền đó”, bị cáo Dũng trình bày.

Một bị cáo khác là Đỗ Việt Bun (nguyên trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp Trung tâm kinh doanh hội sở TPBank, GĐ Công ty CP Thương mại Khôi Nguyên Phát) cũng cho rằng, không quen biết với Phạm Công Danh từ trước, nên không giúp sức cho ông Danh. Truy tố bị cáo tội “Cố ý làm trái …” là oan cho bị cáo.

“Khi bị cáo ký chi tiền cho Thiên Thanh thì bị cáo không có biết Phạm Công Danh sử dụng số tiền này sai mục đích. Nếu biết ông Danh sử dụng số tiền sai mục đích thì bị cáo sẽ không đầu tư mua trái phiếu”, Bun khai nhận.

Luật Sư Hoài Nhân thẩm vấn bị cáo Trần Văn Bình (nguyên Giám đốc công ty Trung Dung) về việc có hưởng lợi khi làm giám đốc và ký kết các hồ sơ. Trần Văn Bình cho biết trước đó bị cáo làm lái xe Tập đoàn Thiên Thanh, được Phạm Công Danh nhờ làm giám đốc. Bị cáo này có trình độ học vấn 6/12 và không biết gì về các hồ sơ, trái phiếu liên quan đến công ty Trung Dung, Tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo không biết là đã ký lúc nào, ở đâu và cũng không được hưởng lợi gì.

Tại tòa, bị cáo Bình mong HĐXX xem xét vì đã thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra. Con bị cáo còn nhỏ và đi học. Bị cáo không tư lợi và không có vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo. Về số tiền liên đới, bị cáo xin HĐXX xem xét cho bị cáo về số tiền liên đới, bị cáo không tư lợi, không sử dụng.

Thiếu một số giấy tờ trong hồ sơ hay vốn nhưng không phải là giấy tờ trọng yếu

Liên quan đến gói tín dụng hơn 1.700 tỷ tại TPBank, Phạm Công Danh cho biết không nhớ rõ. Chỉ nhớ chỉ đạo bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNCB) thực hiện.

Trả lời HĐXX, Khương cho hay việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt. Ông Danh chỉ đạo Khương vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Công ty Trung Dung, Thiên Thanh bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng).

Hai cán bộ quản lý trung cấp của TPBank bị truy tố trong hành vi này là Đặng Thị Bích Thủy và Đinh Việt Cường cho rằng việc thống nhất chủ trương cho vay là của cấp trên, bản thân chỉ làm các thủ tục vay vốn.

Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp TPBank) cho biết, trước khi gặp bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ Quỹ Lộc Việt) thì không biết Hà đã gặp bị cáo Cường hay để trao đổi về gói tín dụng. “Thẩm quyền của bị cáo chỉ đề xuất để cấp tín dụng, sau đó thông qua thẩm định rồi mới qua phê duyệt của hội đồng tín dụng. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, bị cáo có nhận thấy một số điểm về tính pháp lý trong việc phát hành trái phiếu của các hồ sơ nên đã làm tờ trình lên cấp trên”, Thủy cho hay.

Tuy nhiên bị cáo nghe nói là tờ trình của của mình không ảnh hưởng gì nên các khoản vay này vẫn được phê duyệt. Thủy phân cho các nhân viên, các nhân viên sẽ căn cứ vào quy định của ngân hàng mà thực hiện theo quy trình chứ bị cáo không trực tiếp soạn thảo hồ sơ, Thủy khai.

Về hồ sơ pháp lý của một số công ty vay vốn, Thủy cho biết có thiếu một số giấy tờ liên quan đến pháp lý, nhưng những thiếu sót này không phải là yếu tố trọng yếu. Thủy cũng cho hay không hề biết nguồn tiền lấy cho VNCB vay từ đâu vì mình chỉ là nhân viên.

Tại cơ qun điều tra bị cáo từng khai là nguồn tiền giải ngân cho các công ty là nguồn tiền gửi của VNCB, bị cáo trả lời sao về lời khai này”, luật sư hỏi Thủy. Thủy đáp: “Lời khai hôm nay ở tòa là đúng, còn ở cơ quan điều tra, thời gian đó bị cáo mới bị bắt, cảm thấy bối rối nên không biết khai như thế nào”.

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt khai nhận, bản thân không bàn bạc với VNCB về việc dùng tiền gửi để bảo lãnh cho 11 công ty vay tiền tại TPbank để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Bị cáo cũng không trao đổi với Đinh Việt Cường và Đặng Thị Bích Thủy về việc biết VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh cho 11 công ty vay tiền tại TPbank để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh.

Bị cáo hoàn toàn không liên quan đến các số tiền, bị cáo chỉ tham gia với vai trò là người vay vốn giúp nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo về số tiền mà bị cáo phải liên đới trả.

Đại điện TPBank cho biết, theo quy định của quy chế 1627, khoản vay tại 11 công ty thực hiện đúng quy định. Tại thời điểm 7 công ty không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư Khu phức họp dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng, tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn và khả năng trả nợ cho TPBank, nên ngày 7/4/2014 TPBank đã có Công văn số yêu cầu 7 Công ty trả nợ trước hạn 7 họp đồng vay vào ngày 11/4/2014.

Về việc tất toán nợ, đại diện TPbank khẳng định lại, ngày 7/4/2014 TPBank đã có Công văn số yêu cầu 7 Công ty trên trả nợ trước hạn 7 họp đồng vay vào ngày 11/4/2014, với tổng số tiền gốc 1.063,8 tỷ đồng cùng lãi phát sinh đến ngày 11/4/2014. Số tiền còn lại là 13.7 tỷ đồng, TPBank đã chuyển trả VNCB.

Các bị cáo là “giám đốc giấy” được Phạm Công Danh thuê đứng tên làm giám đốc, ký các hồ sơ vay hàng trăm tỷ đồng tại TPBank đều khai nhận, mình được phòng tài chính kêu ký tên thì ký chứ không biết ký gì, vay tiền từ đâu, tiền có vay được hay không và nếu vay được thì làm gì. Những “giám đốc giấy” này xin HĐXX xem xét vì làm theo lệnh cấp trên và không hề được hưởng lợi gì.

Hôm nay (18/1), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư liên quan đến khoản vay này, cũng như những vấn đề liên quan đến vụ án như vốn điều lệ VNCB, số phận 2 căn nhà bị kê biên của Trầm Bê…

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 171 neu biet ong danh su dung so tien sai muc dich thi bi cao se khong dau tu mua trai phieu Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 16/1: Khoản tiền 4.500 tỷ đồng giờ ở đâu?

Ngày 16/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm ra xét xử về tội “Cố ...

chọn
Savills: Giá thuê văn phòng tại Hà Nội từ nay đến 2026 sẽ tương đối ổn định
Giám đốc Savills Hà Nội nhận định trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành trong ba năm tới, giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tương đối ổn định.