TP Hồ Chí Minh: Rà soát qui hoạch để thành lập thành phố phía Đông

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, UBND TP HCM đang thực hiện rà soát qui hoạch và chủ trương về việc thành lập thành phố sáng tạo phía Đông, trên cơ sở sáp nhập 3 quận (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức). Đây là cơ sở để đô thị lớn nhất nước lập Qui hoạch chung và Chương trình phát triển đô thị cho khu vực này.
TP Hồ Chí Minh: Rà soát qui hoạch để thành lập thành phố phía Đông - Ảnh 1.

Toàn cảnh Khu đô thị Thủ Thiêm, trung tâm của Thành phố phía Đông theo đề xuất qui hoạch, nhìn từ phía Q.1 hiện nay.

Đề xuất của UBND TP HCM về thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP HCM xuất phát từ thực tiễn khu vực phía Đông của thành phố đang có tốc độ phát triển hạ tầng cao nhất cả nước. 

Ngoài ra, bằng việc sáp nhập ba quận (2,9, Thủ Đức) của khu Đông, chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ tạo ra một vùng hạt nhân sản sinh ra các giá trị mới, nhất là cơ hội thúc đẩy cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dựa trên những nền tảng trụ cột có sẵn.

Về đề xuất này, ý kiến của Bộ Xây dựng mới đây đã đồng thuận về định hướng qui hoạch chung. 

Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, đề xuất về thành lập thành phố phía Đông vẫn còn nhiều việc phải làm, trong khi vẫn chưa đủ điều kiện phù hợp cả về qui hoạch, lẫn chương trình phát triển đô thị và các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau khi sắp xếp.

Chủ trương thành lập Khu đô thị sáng tạo phía Đông đã được nhiều cấp lãnh đạo của TP HCM đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. 

Việc thành lập một mô hình đô thị trong đô thị xuất phát từ thực tế qui mô dân số của thành phố cứ sau 5 năm, lại tăng thêm 1 triệu dân, kèm theo các áp lực về công ăn việc làm. Do đó, nếu không có cơ chế đặc thù để tháo gỡ, nền kinh tế đứng đầu cả nước này sẽ không chịu nổi sức ép cơ chế.

Nhiều chuyên gia từng hiến kế UBND TP HCM kiến nghị với trung ương để tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại từ 18% (giai đoạn 2018-2020) lên 24% giai đoạn tiếp theo và đạt 33% cho giai đoạn 2026-2030. Vì chỉ với qui mô vốn này, mới đảm bảo cho giai đoạn phát triển đô thị thông minh của TP HCM hiện nay, trong đó có định hướng Khu đô thị sáng tạo phía Đông.

Cùng với văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Xây dựng về Đề án xây dựng thành phố phía Đông trên cơ sở sáp nhập 3 quận thì UBND TP HCM cũng tiến thêm một bước trong việc thành lập Ban Chỉ đạo về xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông.

Việc thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP HCM, ý kiến của nhiều chuyên gia đồng thuận rất cao. Song song với việc xin thêm cơ chế độc lập của Đề án, thì Nghị quyết 54 của Quộc hội cũng giúp cởi trói về cơ chế cho TP HCM có cơ hội bứt phá trở lại. Nhờ cơ chế này, mô hình đô thị thông minh tiếp tục được kiên trì theo đuổi nhiều năm qua, và điểm nhấn từ đầu năm 2020 đang được nói tới rất nhiều, chính là qui hoạch Khu đô thị sáng tạo phía Đông này.

Với lợi thế là một khu vực sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, với hệ thống hạ tầng hoàn thiện, như Xa lộ Hà Nội, Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), Khu Đại học Quốc gia TP HCM, Khu Công nghệ cao và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị sáng tạo phía Đông tương lai sẽ giúp TP HCM có hạt nhân thật sự để xây dựng thành công đô thị thông minh.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.