10h sáng, khu vực khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM chật kín người đưa con đến khám. Họ đứng, ngồi la liệt ngoài hành lang cùng tiếng khóc của những đứa trẻ khiến không gian trở lên ồn ào, ngột ngạt.
Phía bên trong, các phòng bệnh đều chật chội với nhiều bệnh nhi nằm điều trị, chỉ có duy nhất phòng cuối cùng dưới tầng 1 “neo người”. Đó chính là phòng dành để tiếp nhận trẻ bị thủy đậu. “Vài ngày trước, khoa điều trị cho 7 trẻ mắc thủy đậu, trong đó có 3 bé chưa đến một tháng tuổi. Nhưng chiều qua (8/3), họ đã được bác sĩ cho về, giờ chỉ còn 1 trường hợp nặng”, nhân viên y tá nói.
Chị L.T.D (21 tuổi, quê Đắk Lắk) bế đứa con trai 5 tháng tuổi, người chi chít những chấm xanh tâm sự: “Con mình bị nổi mụn nước từ 6 ngày trước. Ban đầu, mình chủ quan nghĩ không có vấn đề gì nên mặc kệ. 3 ngày sau, con liên tục quấy khóc kèm theo biểu hiện sốt, đặc biệt nốt mụn nước lan nhanh khắp cơ thể.
Do chủ quan, chị D. đã để những mụn nước trên cơ thể con lan khắp người. |
Sợ quá, vợ chồng mình nhanh chóng đưa con xuống Sài Gòn thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán con bị thủy đậu và có triệu chứng chuyển nặng”.
Chị D. cho biết thêm, nằm viện cùng con trai chị còn có những trường hợp khá đặc biệt. Điển hình là bé trai 17 tháng tuổi điều trị suốt 2 tuần chưa khỏi. “Thằng bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Khi mẹ bé có dấu hiệu nổi mụn nước thủy đậu, gia đình đã cho ngưng ti cách ly và làm mọi biện pháp tránh xa đường hô hấp của mẹ. Vậy mà, nó vẫn lây thủy đậu, chắc do sức đề kháng kém. Nhưng chiều qua, bé đã đỡ và được xuất viện về nhà”.
Theo Bs. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, dịch thủy đậu thường kéo dài từ đầu năm đến tháng 6. Năm nay mới đầu dịch nhưng số lượng trẻ nhập viện tăng khá cao (điều trị 43 trẻ, chủ yếu là bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở xuống).
Thường dịch thủy đậu thường kéo dài từ đầu năm đến tháng 6. |
“Nhiều bệnh nhi nhỏ nhưng bị thủy đậu nặng và biến chứng do mẹ chủ quan không chích ngừa trước sinh. Cha mẹ nên nhanh chóng chích ngừa đầy đủ cho con trước khi dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, nhiều bà mẹ đã sai lầm khi mắc phải thủy đậu thì cách ly, không cho con bú sữa mẹ.
Vốn virut thủy đậu không chờ mụn nước vỡ ra mới phát bệnh, nó đã ủ trong cơ thể của người bệnh và có khả năng lây từ trước đó. Vì vậy, ai đang cho con bú bị thủy đậu cứ tiếp tục cho bú, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và đeo khẩu trang. Sữa mẹ có kháng thể cung cấp cho trẻ sẽ giúp chống lại được phần nào căn bệnh nếu đã mắc”, bác sĩ Khanh nói.
Cũng theo bác sĩ Khanh, trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mắc thủy đầu rất dễ sảy thai, thai dị dạng. Riêng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chưa chích ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh nên đi chích ngừa.
Người mắc bệnh thủy đậu không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín. Để phòng bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đi chích ngừa thủy đậu.
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019