Tranh cãi nảy lửa việc người chuyển giới thi Hoa hậu Hoàn Vũ

Năm 2012, Miss Universe bỏ lệnh cấm phụ nữ chuyển giới tham gia cuộc thi. Tuy nhiên, tranh cãi quanh vấn đề này chưa thể kết thúc khi mà năm nay, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới có thí sinh chuyển giới tham gia.
tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu Hoa hậu Hoàn vũ 2013 phản đối người chuyển giới thi Miss Universe

Tháng 6.2018, Ángela Ponce giành ngôi Hoa hậu Hoàn vũ Tây Ban Nha 2018. Sự kiện này trở nên đặc biệt hơn khi cô là người chuyển giới đầu tiên đăng quang một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia. Ngay sau khi đoạt vương miện, Ángela Ponce được cử làm đại diện cho nhan sắc của đất nước mình để tranh tài tại cuộc thi Miss Universe quốc tế. Như vậy, người đẹp 26 tuổi sẽ là phụ nữ chuyển giới đầu tiên phô diễn tài năng và nhan sắc trong cuộc thi tầm cỡ này.

Trước thềm Miss Universe, câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này: người chuyển giới có được phép tranh tài trong các cuộc thi hoa hậu vốn dành cho nữ giới không? Vấn đề trên gây ra không ít tranh luận gay gắt trong giới chuyên môn.

Người chuyển giới nên có “sân chơi” riêng

Một trong những ý kiến phản đối rõ ràng nhất là phát biểu của Miss Universe 1969 Gloria Diaz. Cựu hoa hậu người Philippines công nhận rằng hiện có rất nhiều thí sinh có thực lực hơn, đẹp hơn và được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Các quy chế tại những cuộc thi nhan sắc trên thế giới cũng cởi mở và được điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.

Quý bà 67 tuổi cho rằng vấn đề người chuyển giới tham gia thi hoa hậu sớm muộn gì cũng được mọi người chấp nhận nhưng không phải vào thời điểm này. "Những người đẹp đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên có cuộc thi của riêng họ và họ nên tham gia những cuộc thi mang tính đặc thù như thế", bà nói.

tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu
Nhiều người không đồng tình để Ángela Ponce hay bất cứ thí sinh chuyển giới nào tham gia thi hoa hậu. Ảnh chụp màn hình NBC News

Đồng tình với đàn chị của mình, Margie Moran, Hoa hậu Hoàn vũ 1973 cũng cho rằng các thí sinh chuyển giới nên có “sân chơi” riêng phù hợp với mình hơn bởi họ sinh ra vốn dĩ không phải là phái đẹp. Cựu hoa hậu lý giải thêm rằng trong quá khứ, những phụ nữ tham gia thi hoa hậu phải có vẻ đẹp tự nhiên thay vì đụng đến “dao kéo”. Thế nhưng không chỉ có những thí sinh đã qua phẫu thuật thẩm mỹ được phép dự thi mà còn cả những người đã nhờ y học để chuyển đổi sang giới tính, thậm chí họ này còn giành chiến thắng. Bà cho rằng như vậy là không công bằng với những thí sinh khác.

Renee Salud, nhà thiết kế thời trang và là nhà đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, cho biết bản thân bà phản đối chuyện này. Theo Renee Salud, Miss Universe là một cuộc thi sắc đẹp truyền thống cho phái yếu, vì vậy cần tôn trọng cái truyền thống lâu năm ấy. Cộng đồng LGBT vẫn có những cuộc thi riêng để thể hiện vẻ đẹp và tài năng của mình. Việc của họ là làm cho các cuộc thi ấy lớn hơn và uy tín hơn Hoa hậu Hoàn vũ. Nó phải là nơi để những người chuyển giới xinh đẹp trên khắp hành tinh tự cạnh tranh với nhau.

Thí sinh chuyển giới cần được hoan nghênh tại các cuộc thi

Bên cạnh những ý kiến phản đối vì lý do cạnh tranh không công bằng hay đặc thù về giới tính, vẫn có rất nhiều nhân vật bày tỏ sự ủng hộ người chuyển giới tham gia các cuộc thi nhan sắc lớn. Điều này được lý giải như một sự chấp nhận của nhân loại về giới tính thật của những người sinh ra vốn không may mắn là phụ nữ.

Bà Lorraine Schuck, cái tên quyền lực đứng sau cuộc thi Hoa hậu Trái đất Philippines và Hoa hậu Trái đất cho rằng người chuyển giới thi hoa hậu là một điều đáng hoan nghênh. Khi một người được bước lên sân khấu của cuộc thi nhan sắc tầm cỡ tức là mọi người đã ngầm công nhận người đó là phụ nữ. Điều đó thật tuyệt vời và may mắn.

Jonas Gaffud, thành viên của Aces & Queens đưa ra những lập luận cụ thể nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận cho các người đẹp chuyển giới thử sức với Miss Universe. Thứ nhất, đây sẽ là một sự hiện thực hóa các quy tắc tiến bộ của cuộc thi này. Từ lâu, ban tổ chức đã không cấm người chuyển giới cạnh tranh trong hành trình đoạt vương miện. Thứ hai, chiến thắng của Ángela Ponce là biểu tượng và là kết quả cho cuộc đấu tranh của cộng đồng chuyển giới nhằm có được sự đón nhận tích cực từ nhân loại.

“Chắc chắn, Ángela Ponce nói riêng và những thí sinh như cô ấy nói chung sẽ tạo ra một tiếng vang. Tôi hi vọng mọi người sẽ thấy họ thực sự là ai và lắng nghe câu chuyện của họ. Cuối cùng, dù ở bất kỳ cuộc tranh tài nào, cộng đồng người chuyển giới cũng sẽ được đối xử công bằng giống như những ứng cử viên khác”, chuyên gia làm đẹp này khích lệ.

Giám đốc Miss World Philippines và Mister World Philippines, bà Cory Quirino phát biểu việc để người chuyển giới thi hoa hậu chẳng có gì là sai trái cả: "Có một thời gian khi đàn ông phải sống là đàn ông, phụ nữ phải làm sao cho ra phụ nữ. Nhưng xu hướng của thế kỷ 21 là sự đa dạng hóa về giới tính. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận cộng đồng LGBT, bởi thực tế là một người đâu thể lựa chọn giới tính mà họ sinh ra".

tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu
Không ít chuyên gia cho rằng xã hội đang tiến bộ và mọi người cần có cái nhìn cởi mở hơn khi các thí sinh chuyển giới tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc. Ảnh: Instagram

Không đồng tình, cũng không phản đối

Bên cạnh việc cho phép hay từ chối, vẫn có ý kiến trung lập, tiêu biểu như phần chia sẻ của đạo diễn nổi tiếng Philippines Joel Lamangan: “Hoa hậu Hoàn vũ chỉ phải là một cuộc cạnh tranh giữa phụ nữ, phụ nữ thật sự, những người sinh ra đã là một người mang giới tính nữ. Nhưng tôi không chống lại một cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cho phép người chuyển giới dự thi. Nó sẽ là một cuộc thi sắc đẹp thú vị”.

Đạo diễn này cũng cho biết thêm tại nhiều quốc gia, mặc dù ban tổ chức vẫn truyền thông rằng các thí sinh chuyển giới được cạnh tranh công bằng với những người đẹp khác nhưng sự thật không phải vậy. Những người cầm trịch các cuộc thi vẫn còn mang trong mình tâm lý e ngại trước nhiều ứng cử viên là người đã từng phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nhiều người đẹp chuyển giới vẫn đi thi, thế nhưng, đa phần họ không được đánh giá cao cũng như không có cơ hội đi sâu vào các vòng sau.

Mặc cho những ý kiến trái chiều về vấn đề người chuyển giới tranh tài tại các sân khấu vinh danh sắc đẹp, từ lâu, vẫn có những thí sinh chuyển giới được tôn trọng và công nhận. Năm 2012, Hoa hậu Hoàn vũ Canada đã vinh danh người đẹp chuyển giới Jenna Talackova trong danh sách top 10 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi. Tháng 5.2018, Talleen Abu Hanna, một mỹ nhân chuyển giới tại Israel cũng là phụ nữ chuyển giới đầu tiên của quốc gia này tranh tài tại Hoa hậu Israel.

tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu Sau hàng thập kỷ bị nguyền rủa chỉ trích, lần đầu tiên mỹ nhân chuyển giới xứ Hàn uất đến bật khóc

Harisu - nữ ca sĩ chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc đã có những chia sẻ đau lòng về việc bị kì thị, chỉ ...

tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu Hoa hậu Hoàn vũ 2013 phản đối người chuyển giới thi Miss Universe

Quan điểm của cựu Hoa hậu Hoàn vũ người Venezuela ngay lập tức tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.

tranh cai nay lua viec nguoi chuyen gioi thi hoa hau hoan vu Tổ chức Hoa hậu Nga đề nghị không ở cùng phòng với Hoa hậu chuyển giới người Tây Ban Nha

Tổ chức cuộc thi Miss Russia - Hoa hậu Nga đã lên tiếng đề nghị tổ chức Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ không ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.