Trẻ bị xâm hại tình dục: Cần một không gian sống an toàn

Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, để bảo vệ trẻ tránh bị xâm hại tình dục, tất cả mọi người phải chung tay xây dựng một môi trường sống an toàn.
tre bi xam hai tinh duc can mot khong gian song an toan Vì sao án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ?
tre bi xam hai tinh duc can mot khong gian song an toan Cha mẹ giữ vai trò chính trong điều trị tâm lý cho trẻ sau khi bị lạm dụng tình dục

Từ 6 - 8 phút có một trẻ bị xâm hại tình dục

tre bi xam hai tinh duc can mot khong gian song an toan
Theo PGS -TS Trần Thị Kim Xuyến, tất cả mọi người cần chung tay xây dựng không gian sống thật an toàn cho trẻ. Ảnh Mai Phương

Thông tin trên được, PGS - TS Trần Thị Kim Xuyến - Phó khoa Khoa KHXH & NV, Chuyên ngành Xã hội học - Tâm lý học, trường ĐH Văn Hiến đưa ra trong buổi tọa đàm “Chống xâm hại tình dục trẻ em” diễn ra sáng ngày 16/3 tại TP HCM.

PGS - TS Trần Thị Kim Xuyến nói thêm, nhiều người cho rằng thời gian gần đây tỉ lệ các vụ xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra nhiều hơn nhưng tình trạng này đã diễn ra từ rất lâu. Nguyên nhân do hiện nay điều kiện thông tin lan truyền đi nhanh hơn, còn trước kia chúng ta vẫn chưa quan tâm một cách thỏa đáng.

Từ năm 2011 - 2015, cả nước có 5.000 trẻ bị xâm hại, khoảng 6 - 8 phút có một trẻ Việt Nam bị xâm hại, độ tuổi bị xâm hại càng ngày càng thấp hơn. “Các số liệu đã thống kê ít hơn so với thực tế, nguyên nhân do quan niệm về sự kỳ thị của người bị hại khiến các em không dám nói lên sự thật”, PGS Xuyến nói.

Theo bà Xuyến, chúng ta vẫn nghĩ trẻ em cần không gian sống thật an toàn, nhưng mới chỉ chú ý đến nơi công cộng mà bỏ qua nơi sống của các em. Đôi khi chúng ta thường dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ nhưng theo thống kê, chính những người thân quen lại xâm hại trẻ nhiều hơn.

“Sự tổn hại về mặt tinh thần đối với đứa trẻ không phải ngay thời điểm bị xâm hại mà là tình trạng lệch lạc tinh thần về sau khiến các em mất đi niềm tin”, bà Xuyến nhấn mạnh.

Nhiều trường hợp, trẻ bị xâm hại thông báo cho những người xung quanh biết nhưng ít khi được người lớn công nhận, và khi công nhận sợ mang tiếng, kỳ thị mà không dám nói. Trên thế giới có 98% lời khai của trẻ em được xác định sự thật, cơ quan chức năng không tin, để phụ huynh và trẻ em đơn độc đi tìm công lý cho mình.

Phần lớn trẻ em bị xâm hại không dám nói ra, thường giữ kín sự việc trong vòng một năm, có 50% im lặng trong vòng 5 năm và nhiều trẻ giữ im lặng suốt đời.

“Để trẻ em được an toàn, các quan chức năng, người lớn, các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo ra môi trường an toàn đó. Nếu chúng ta im lặng là tiếp tay bảo vệ cho kẻ xâm hại”, PGS Xuyến thẳng thắn đưa ra quan điểm trong buổi tọa đàm.

Tại Việt Nam đã có Luật bảo vệ trẻ em nhưng áp dụng trong cuộc sống quá chậm trễ. Ngoài ra, văn hóa nói tới sinh lý, tình dục, sức khỏe sinh sản, xâm hại tình dục được coi là vấn đề tế nhị, vấn đề người lớn chính là sự tiếp tay cho tình trạng xâm hại tình dục gia tăng.

Hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình

tre bi xam hai tinh duc can mot khong gian song an toan
Các chuyên gia tâm lý trong buổi tọa đàm yêu cầu hỗ trợ tâm lý cho trẻ sau khi bị xâm hại, lạm dụng là rất quan trọng. Ảnh Mai Phương

Nói về điều trên, TS Xã hội học Phạm Thị Thuý - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia cho biết: "Mọi người đều biết việc xâm hại trẻ em để lại hậu quả khủng khiếp đối với nạn nhân, nhưng điều quan trọng là phải làm sao hỗ trợ tâm lý cho các trẻ, làm cho trẻ được ổn định”.

Nhiều rất phụ huynh cứ bắt con nhớ lại, kể đi kể lại chuyện bị xâm hại. Điều này làm cho trẻ bị di chấn nhiều hơn, giống như “hiếp dâm” lần thứ hai với trẻ. Theo TS Thúy, phụ huynh đang bất an nhiều quá trước những luồng thông tin trong mấy ngày qua. Có phụ huynh gieo vào đầu trẻ những lo lắng không đáng có, làm trẻ nghi ngờ xã hội, không yên tâm với các mối quan hệ xung quanh.

“Theo tôi phụ huynh cần giáo dục cho con trong những trò chơi, lời dạy nhẹ nhàng trong bữa cơm tối hay trước khi đi ngủ. Hãy dạy trẻ lớn lên là một người có nhân cách, biết tự bảo vệ mình chứ không nên dạy con nhìn đâu cũng thấy tội phạm, nơi nào cũng không an toàn…”, TS Thúy chia sẻ.

Với những trường hợp trẻ tự tử sau khi bị xâm hại tình dục là do bị chính người thân, cơ quan báo chí, công an… hỏi đi hỏi lại quá nhiều. Trong khi kẻ bị tình nghi lại không được đưa ra ánh sáng, không chịu hình phạt thích đáng. Điều này làm rất mất niềm tin và dẫn đến trẻ bị xâm hại tự tử, do đó mỗi người cần chung tay chấm dứt nạn xâm hại tình dục trẻ em.

Lưu lại bằng chứng pháp lý trẻ bị xâm hại

tre bi xam hai tinh duc can mot khong gian song an toan
Các luật sư thông tin, đối tượng xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng với trẻ có mức án 12 năm tù. Ảnh Mai Phương

Trong buổi tọa đàm, luật sư Đào Thị Bích Liên - Chi hội phó Hội bảo vệ quyền trẻ em TP HCM, đã đưa ra lời khuyên đối với cha mẹ khi biết trẻ bị xâm hại tình dục. "Đối với mẹ cần phải bình tĩnh, vỗ về để con vượt qua nỗi sợ bằng cách từ từ nghe con tâm sự chứ không giận hờn, tìm cho ra kẻ hại trẻ. Bởi có tìm ra, kẻ xấu cũng chối, khiến đứa trẻ càng sợ hơn”, nữ luật sư nói.

Khi thu nhập chứng cứ, quan trọng nhất là lần đầu tiên bé kể lại, mẹ hãy nhẹ nhàng ghi âm bằng điện thoại, chụp lại hình ảnh trên cơ thể. Lưu lại quần lót bé mặc, không cho bé tắm trong vòng 24 giờ. Tiếp đó, làm đơn gửi lên công an, đề nghị được làm giám định pháp y và sau đó đưa con đi thăm khám.

Trong quy trình báo án, khởi tố các đối tượng có dấu hiệu xâm hại tình dục với trẻ em, luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng: “Đối với hành vi dâm ô là loại tội phạm không cần khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Chỉ cần có người phát hiện tố cáo với cơ quan điều tra, các cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh. Đối tượng xâm hại nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có mức án 12 năm tù”.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.