Trong ‘cuộc chiến khốc liệt’ liệu Go-Viet có trở thành Uber thứ hai?

Cuộc chiến xe công nghệ ngày càng gay gắt bởi ngay sau khi Uber chính thức rời khỏi Việt Nam, hàng loạt các hãng xe công nghệ lần lượt ra đời trong đó có hãng Go-Viet đang được quan tâm tuy nhiên không ít người đang lo sợ Go-Viet sẽ đi theo 'bước chân' của Uber trước đây.
 

Nếu như trước đây là cuộc chiến giữa Grab và Uber thì hiện tại có thêm cuộc chiến giữa Grab và Go-Viet là dịch vụ gọi xe công nghệ được công ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau bước chân vào Việt Nam nhằm đánh bại Grab.

Cuộc chiến giữa “hai ông lớn” Uber và Grab trước đây

Tháng 3 năm nay, Grab chính thức mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á.

Trước khi Grab mua lại Uber, tưởng rằng cuộc chiến sẽ không đi vào hồi kết bởi đây là hai hãng xe công nghệ được cho là phổ biến nhất tại Việt Nam, cùng với sự hẫu thuẫn tài chính phía sau cực kì vững chắc.

Grab được biết đến là ứng dụng đặt xe giá rẻ, trong khi đó Uber là loại hình xe sang.

Nhóm khách hàng mục tiêu của hai thương hiệu này cũng có sự khác biệt khi Uber chủ yếu nhắm vào nhóm hành khách có thẻ tín dụng (visa), còn khách hàng của Grab đại trà hơn vì thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt và tới tháng 3/2017 mới có GrabPay.

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai
Cuộc chiến gay gắt giữa Uber và Grab, tuy nhiên Uber đã thất bại trước Grab (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, mỗi chuyến xe Uber, tài xế sẽ được hưởng 80% tiền cước và Uber hưởng 20%.

Đây là mức ăn chia hấp dẫn cho tài xế nhờ bên Uber đã tiết kiệm được chi phí cho xe và hệ thống tổng đài. Cũng nhờ đó, khách hàng – người tiêu dùng cuối cùng có được những chuyến đi với cước phí rẻ hơn xe taxi truyền thống.

Đây là lí do tại sao Uber được ưa chuộng ở nơi nó xuất hiện, thậm chí đe dọa đến hoạt động của các hãng taxi truyền thống và các hãng xe công nghệ cùng thời điểm đó.

Tuy nhiên cho đến tháng 2/2014, Grab đặt chân vào Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. 4 tháng sau đó, Uber xuất hiện tại TP HCM, nhanh chóng trở thành một đối trọng với GrabTaxi khi cung cấp một dịch vụ tương tự, chất lượng được quảng bá còn cao hơn nhờ sử dụng thêm xe hạng sang.

Mặc dù đều là ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh dịch vụ vận tải, tuy nhiên trên thực tế, đường đi của Grab dễ dàng hơn Uber.

Bởi Grab đã nghiên cứu rất kỹ thị trường Việt Nam và hoàn thiện tính pháp lý của mình nhanh hơn hẳn đối thủ. Grab sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, và có pháp nhân tại Việt Nam.

Về phía khách hàng, Grab và Uber cũng chạy đua giành khách. Thời gian đầu, Grab liên tục tặng mã giảm giá cho khách hàng, Uber cũng không kém khi có chính sách tặng ưu đãi cho người giới thiệu tài khoản mới và thường xuyên tặng khách mã giảm giá.

Hơn nữa, trên cùng một cung đường, nhưng giá của Uber thường rẻ hơn và phong cách phục vụ tốt hơn với nhiều dòng xe.

Tuy nhiên Uber còn nhược điểm đó là trong giờ cao điểm, giá xe của Uber lại cao gấp nhiều lần so với Grab và gấp 2-3 lần so với taxi truyền thống.

Cuộc chiến thứ hai giữa Grab và Go-Viet, liệu Go-Viet có đi theo 'bước chân' Uber ?

Trong thời gian gần đây, thị trường xe công nghệ trở nên sôi động hơn hẳn đó là bởi sự xuất hiện của hãng xe Go-Viet, đây là dịch vụ gọi xe công nghệ được công ty Go-Jek đầu tư và hậu thuẫn phía sau và là đối thủ của Grab trên thị trường Đông Nam Á.

Ngay sau khi xuất hiện ở Việt Nam, hãng xe này đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi thu hút tài xế và khách hàng, tại Hà Nội Go-Viet đã đưa ra chương trình ưu đãi 1.000 đồng dành cho khách hàng và không lâu sau điều chỉnh lên 10.000 đồng/chuyến nhỏ hơn hoặc bằng 6km.

Tuy nhiên, khi nâng giá ưu đãi lên 10.000 đồng nhiều tài xế cho rằng lượng khách giảm đi, giờ cao điểm không được thưởng cùng với đó rất nhiều khách hàng phản hồi app gọi xe chậm, thời gian chờ đợi tài xế khá lâu, phương thức thanh toán chưa được tiện lợi mà vẫn sử dụng tiền mặt.

Cùng với đó, hiện tại Go-Viet chưa triển khai dịch vụ xe bốn bánh cho khách hàng mà chỉ có Go-Bike và Go-Send.

Việc liên tiếp đưa ra chương trình trợ giá, để thu hút người dùng và lái xe tại các thành phố, duy trì mức hỗ trợ đáng kể cho lái xe (lên đến 50% doanh thu), và luôn có chương trình ưu đãi đồng giá khủng mỗi chuyến đi cho người sử dụng của Go-Viet cũng rất giống Uber trước kia. Câu hỏi đặt ra liệu Go-Viet có thực sự đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ trong thời gian dài như vậy.

Trong khi đó, Grab đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2014 và lợi thế cực kì lớn là am hiểu thị trường Việt Nam và đa dạng về dịch vụ, còn Go-Viet cho đến hiện tại mới chỉ có mô hình GoBike và GoSend.

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai
Không ít người đang mong chờ sự bứt phá của Go-Viet khi bước vào 'cuộc chiến tranh' với Grab (Ảnh: Hương Nguyễn)

Go-Viet hiện đang có giá thấp hơn Grab đồng nghĩa với việc hãng xe này phải hỗ trợ tiền thưởng, trợ giá cho các đối tác nhiều hơn để thu hút được tài xế đăng ký tham gia bởi giá cuốc rẻ thì tài xế là người thiệt thòi nhất.

Trong khi đó, hãng xe Grab tính cho đến thời điểm hiện tại đang chiếm phần lớn thị phần tại thị trường Đông Nam Á không riêng gì Việt Nam.

Chính vì vậy cước phí hãng này cao hơn các dịch vụ khác là đều bình thường tuy nhiên, mặc dù Grab giá cao nhưng chương trình khuyến mãi rất rất nhiều và luôn luân chuyển, nếu xét về khuyến mãi thì chưa chắc các hãng khác vượt qua được Grab.

Thị trường taxi công nghệ hiện nay chính là cuộc đua đốt tiền

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia chiến lược Đỗ Hoà cho biết: "Khi Uber rút khỏi Việt Nam, đây được coi là thời điểm hấp dẫn để các ứng dụng khác vươn lên giành thị phần, chiếm chỗ đứng.

Ở thời điểm đó, khá nhiều ứng dụng được quảng bá rầm rộ, trong đó phần nhiều là doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, sau một thời gian, đến lúc này chúng ta vẫn chưa thấy được một ứng dụng Việt có sức bật trên thị trường.

Vấn đề ở đây là gì? Chúng ta thấy những ứng dụng như Uber, Grab hay giờ là Go-Viet với sự hậu thuẫn của Go-Jek, đây đều là những tên tuổi đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới sau đó đổ bộ vào Việt Nam.

Những doanh nghiệp này đều có nguồn lực rất lớn khi gọi được số vốn không nhỏ để kinh doanh. Không chỉ riêng ngành taxi công nghệ, mà hầu hết tất cả các lĩnh vực hướng tới thị trường lớn thì đều đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu cực kỳ tốn kém.

Các ngành này không như những ngành B2B (Business to Business – kết nối doanh nghiệp) hay phân khúc thị trường ngách… mà đặc thù của nó là nhắm vào thị trường lớn, cho nên đòi hỏi sau một thời gian nhất định nào đó, anh phải chiếm được thị phần tương đối hay một ngưỡng nào đó.

Tức là trong thời gian bao lâu anh phải đạt được một con số nhất định về đơn hàng, hay một lượng khách hàng thì lúc anh mới tồn tại được. Nếu anh không đạt được mục tiêu, thu không bù chi thì sẽ “chết”.

Các công ty nước ngoài như Uber, Grab lúc đầu vào Việt Nam đều báo lỗ và chấp nhận chịu lỗ bởi họ có nguồn lực rất mạnh. Họ gọi vốn thành công, họ có đối tác chiến lược rót vốn để chịu lỗ, bù lỗ cho tài xế, khuyến mại ồ ạt cho khách hàng, chi đậm quảng cáo.

Tương tự Uber, Grab, sau này Go-Viet sau này vào Việt Nam cũng cùng chiêu thức như vậy. Họ nhanh chóng tung tiền làm marketing, xây dựng thương hiệu và đạt được một thị phần tương đối.

Họ hiểu rõ một điều, nếu sau một thời gian nhất định không đạt được một thị phần tương đối thì họ sẽ thất bại.

Ông cũng cho biết thêm, đây chính là cuộc đua đốt tiền. Cuộc đua giành cho những kẻ lắm tiền, không phải cuộc chơi của những anh nhà nghèo, sợ rủi ro. Nếu anh không mạnh nguồn lực lại ngại rủi ro thì cuộc đua taxi công nghệ không có chỗ đứng cho anh.

Không thể có chuyện “tay không bắt giặc” hay mỏng vốn mà chiến thắng được trong cuộc đua này được.

Ở đây chỉ có ít tiền và nhiều tiền. Nhiều tiền thì họ bơm mạnh, làm tới. Ít tiền thì chỉ còn cách đầu tư thật tốt vào khâu marketing, năng lực marketing quản lý thật hiệu quả, để làm sao bỏ ra một đồng thì hiệu quả gấp nhiều lần. Chỉ có cách như vậy thôi.

Dùng khuyến mại “sốc” để lôi kéo khách hàng hiện nay của Go-Viet cũng giống cách làm của Uber và Grab trước đây, Go-Viet có cơ hội giành phần thắng?

"Không có thị trường nào mà chỉ có một doanh nghiệp độc quyền. Nếu có chỉ trong một thời gian ngắn thôi, sau đó sẽ có ít nhất một đối thủ thứ hai, thậm chí thứ ba.

Thông thường các thị trường khác cũng vậy, sẽ có hai doanh nghiệp chi phối 70%, còn là 30% chia lại các doanh nghiệp nhỏ khác.

Hiện tại có mỗi Grab thống lĩnh vậy thì rõ ràng cơ hội đối với Go-Viet là rất hấp dẫn. Họ cũng chỉ cần chia thị phần thôi, đâu cần “hất cẳng” Grab thì vẫn có được “miếng ngon", chuyên gia Đỗ Hoà cho biết.

Nói cho cùng tính cho đến thời điểm hiện tại, Go-Viet vẫn đang trên đà "khám phá miếng bánh thị phần" xe công nghệ, bằng chứng là tung ra chương trình ưu đãi đồng giá 10.000 đồng đối với chuyến xe nhỏ hơn hoặc bằng 6km và hỗ trợ số tiền còn lại cho tài xế.

Tuy nhiên, cách đây vài ngày hãng này đã cắt chương trình hỗ trợ tài xế giờ thấp điểm khiến không ít người lo ngại về tương lai của Go-Viet.

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai Go-Viet cắt hỗ trợ thấp điểm, tài xế chán nản muốn ‘dứt áo ra đi’

Mới đây, hãng xe Go-Viet đã chính thức cập nhật chính sách giá và thưởng mới dành cho toàn bộ tài xế Go-Bike và Go-Send ...

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai Grab chơi lớn, khách hủy chuyến tài xế được tiền

Mới đây, Grab đã chính thức thử nghiệm tính năng ‘Hỗ trợ phí huỷ chuyến’ chia sẻ khó khăn dành cho tài xế trên địa ...

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai Grab rút ngắn khoảng cách nhận thưởng cho tài xế để cạnh tranh với Go-Viet

Chính thức từ ngày 1/10/2018, tài xế Grab hai bánh đang hoạt động trên địa bàn TP HCM sẽ nhận được 220 nghìn đồng nếu ...

trong cuoc chien khoc liet lieu go viet co tro thanh uber thu hai Grab tung ra chương trình mới, tài xế lấy thưởng dễ như cho

Mới đây, Grab tiếp tục đưa ra chương trình thưởng mới dành cho tài xế GrabBike khu vực TP HCM, theo đó với mức thưởng ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.