Trung Nguyên sẽ về đâu sau cuộc li hôn ồn ào ngàn tỉ?

Giờ đây, thị trường đang chờ xem ông Vũ làm gì với thương hiệu Trung Nguyên khi nhiều lần ông nói Trung Nguyên cần một chiến lược khác để có bước phát triển mới.

Mới đây tòa án đã tuyên cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chính thức li dị.

Trung Nguyên, thương hiệu cà phê lớn nhất nước, làm thay đổi diện mạo của ngành cà phê cũng như khiến các đối thủ nước ngoài phải e dè khi bước chân vào thị trường Việt Nam.

Giờ đây, 2 ông bà chủ đã chia đôi đường, câu hỏi của thị trường là thương hiệu Trung Nguyên sẽ đi về đâu? Đáp án đã có sẵn ở phiên tòa tuyên li hôn của 2 vợ chồng, đồng thời cùng với đó là phân chia tài sản.

Thị trường đang "chờ" ông Vũ

Trước đó, ông Vũ đòi toàn phải chia cho ông 70% và vợ là 30% quyền sở hữu Trung Nguyên, trong khi bà Thảo đòi chia 50% mỗi bên. Quyết định cuối cùng của tòa dựa trên tính toán công lao 2 vợ chồng torng thời kì hôn nhân với quyết định ông Vũ 60% và bà Thảo là 40% thương hiệu này.

Tuy nhiên tòa cũng đã đưa ra một quyết định hiện vẫn đang gây tranh cãi rằng, để bảo toàn giá trị thương hiệu Trung Nguyên, không phải rơi vào tình thế đối đầu giữa 2 vợ chồng sau li hôn, tòa quyết ông Vũ sẽ thanh toán 40% quyền sở hữu Trung Nguyên của bà Thảo bằng tiền, có nghĩa rằng ông Vũ sẽ là người nắm quyền điều hành và sở hữu thương hiệu Trung Nguyên.

Không ít lần tại tòa ông Vũ đã thốt lên lấy gì cũng được, thương hiệu Trung Nguyên phải để lại cho ông. Giờ đây ông Vũ đã toại nguyên sau phiên xử của tòa, bằng chứng là ông cười rất tươi sau khi rời phiên tòa. Liệu rằng Trung Nguyên sẽ phát triển tốt trong tương lai?

Thực tế, bà Thảo đã bị tách khỏi quyền điều hành Trung Nguyên nhiều năm qua, và Trung Nguyên vẫn hoạt động kinh doanh suôn sẻ, và có lợi nhuận. Điều này cho thấy toàn bộ cơ cấu hoạt động Trung Nguyên đã được thiết lập khá tốt từ thời kì trăng mật của 2 vợ chồng cho đến khi xảy ra chuyện.

Giờ đây, thị trường đang chờ xem ông Vũ làm gì với thương hiệu Trung Nguyên khi nhiều lần ông nói Trung Nguyên cần một chiến lược khác để có bước phát triển mới.

Trung Nguyên sẽ về đâu sau cuộc li hôn ồn ào ngàn tỉ? - Ảnh 1.

Thương hiệu có bị ảnh hưởng ?

Thực tế, các cuộc li hôn của các tỉ phú nước ngoài sau câu chuyện chia tài sản thì thương hiệu công ty ra sao luôn gây sự tranh cãi.

Chẳng hạn, vợ chồng Sergey Brin, nhà sáng lập Google li dị khi công ty phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, 2 bên thỏa thuận giữ lại số cổ phần để duy trì sự phát triển của Google mà không phân chia tài sản này làm yếu đi thương hiệu.

Gần đây nhất là câu chuyên li di của vợ chồng tỉ phú Amazon. Tỉ phú Jeff Bezos, người sáng lập Amazon nhanh chóng chia đôi tài sản với vợ. Số tiền đó đến từ cổ phần của ông tại Amazon.

Tuy nhiên, một điều thú vị là ông Jeff Bezos chỉ sở hữu 16% cổ phần của Amazon, một cổ đông lớn nhưng không chiếm tỉ trọng lớn giữ vai trò chi phối Amazon, dù ông vẫn là người giữ điều hành công ty.

Tất nhiên, sau li dị, số cổ phần này được chia đôi cho vợ ông. Và đến nay, Amazon không có một sự thay đổi nào, hay bị ảnh hưởng đến đến từ vợ ông để thực hiện một số thay đổi trong công ty. Nguyên nhân, vợ ông nắm giữ 8% cổ phần không đủ để tạo quyền lực.

Trung Nguyên sẽ về đâu sau cuộc li hôn ồn ào ngàn tỉ? - Ảnh 2.

Jeff Bezos và MacKenzie thời còn "mặn nồng" . Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, cuộc li hôn của vợ chồng bánh Đức Phát lại tạo sự ngạc nhiên về một thương hiệu đình đám ngày càng mờ nhạt và thương hiệu mới sau cuộc ly hôn lại có sự phát triển không ngừng.

Khi ra tòa ly dị, 2 vợ chồng tự chia nhau tài sản, tòa không cần giải quyết. Nhưng rắc rối lớn chính là thương hiệu Đức Phát, vì 2 bên không đồng ý cùng làm chung với nhau. Hai người cũng dự tính tạo ra thương hiệu Đức Phát 1, Đức Phát 2, nhưng sau đó tính toán lại sợ pha loãng thương hiệu, nên bà vợ quyết định trao 1 triệu USD cho chồng là ông Kao Siêu Lực để sở hữu thương hiệu Đức Phát tiếp tục kinh doanh.

Ông Lực đồng ý và cầm số tiền đó ra ngoài lập nghiệp lại với thương hiệu mới là ABC. Hiện nay ông khá thành công với thương hiệu này khi mở rộng chuỗi cửa hàng và là nhà cung cấp chính cho chuỗi thức ăn nhanh quốc tế McDonald's, Burger King, Lotteria, Dunkin Donuts; các chuỗi cà phê như Starbucks, The Coffee Beans & Tea Leaf và cả những siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng như Aeon, FamilyMart, Circle K,…

Điều này cũng dễ hiểu vì ông Lực cũng tương tự ông Vũ là linh hồn của công ty. Nhưng khác một chỗ ông Vũ được giữ lại thương hiệu và ông Lực đi xây dựng thương hiệu mới.

Một điểm khác biệt nữa là người vợ cũ của ông Lực không tham gia điều hành, hoạch định chiến lược Đức Phát mà chủ yếu quản trị tài chính nên hệ quả tất yếu, chuỗi cửa hàng ABC ngày càng phát triển trong khi thương hiệu bánh Đức Phát dần mờ nhạt trên thị trường.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.