Trung Quốc – 'Nhân tố bí ẩn' trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Mặc dù Bắc Kinh không tham gia hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore vào ngày 12/6, nhưng giới chuyên gia Trung Quốc nhận định, tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ khó có thể thực hiện mà không có Trung Quốc.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc gặp lịch sử tại Singapore vào ngày 12/6 và cùng ký kết một văn kiện quan trọng mà theo đánh giá của giới phân tích “mang tính biểu tượng là chính”, vai trò của Trung Quốc lại càng được củng cố. Trong khi lâu nay, Bắc Kinh được xem là đồng minh lớn và thân thiết nhất của Bình Nhưỡng.

trung quoc nhan to bi an trong hoi nghi thuong dinh my trieu

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được đánh giá là khá lớn.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Trump cũng cho biết sẽ sớm gọi điện cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về cuộc họp tại Singapore với ông Kim.

“Trung Quốc là một nước cực lớn và có một nhà lãnh đạo lớn vốn là bạn của tôi. Tôi tin ông ấy vui khi thấy chúng tôi đạt được kết quả.

Tôi đã nghe thông tin từ ông ấy. Tôi sẽ sớm gọi cho ông ấy có thể là trước khi máy bay hạ cánh”, ông Trump chia sẻ.

Theo giới phân tích, Bắc Kinh không tham gia chính thức sự kiện họp thượng đỉnh Mỹ - Triều nhưng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên vẫn hoàn toàn có thể cảm nhận được và văn kiện mang tính “biểu tượng” được ông Kim và ông Trump ký kết đã chứng minh vai trò của Bắc Kinh rõ nét.

“Văn kiện này cho thấy những bất đồng giữa Washington và Bình Nhưỡng còn rất nhiều và không thể giải quyết chỉ trong một cuộc họp thượng đỉnh.

Nếu như không có sự ủng hộ từ phía Trung Quốc, Washington và Bình Nhưỡng sẽ gặp khó trong quá trình tiến tới giải trừ hạt nhân và tạo dựng nền hòa bình.

Ngoài Trung Quốc, các nước khác như Nga và Nhật Bản có thể tham gia nỗ lực cùng”, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Renmin của Trung Quốc, ông Cheng Xiaohe nói.

Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng những kết quả đạt được sau cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Kim là hoàn toàn theo chiều hướng mong đợi của Trung Quốc.

Trong đó, Mỹ - Triều đã cam kết ủng hộ giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước trong gần 70 năm qua cũng như hạ nhiệt căng thẳng hạt nhân.

“Mục tiêu của Trung Quốc là tìm cách giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Văn kiện Mỹ - Triều ký lại không có thời gian cụ thể cũng như phương pháp để giải trừ vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên, điều này đồng nghĩa Washington sẽ cần tới sự hỗ trợ từ Bắc Kinh nếu muốn gia tăng thêm áp lực cho Bình Nhưỡng”, nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, ông Deng Yuwen chia sẻ.

Về phần mình, ông Trump cũng bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế của Triều Tiên và đây cũng là điều nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tìm kiếm.

Ngoài ra, chia sẻ trong buổi họp báo, ông Trump cho hay ông sẽ cho dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Theo ông Trump, các cuộc tập trận này “vừa đắt đỏ vừa mang tính khiêu chiến”.

Các nhà phân tích nhận định, tuyên bố của ông Trump cho thấy Mỹ đã có sự nhượng bộ lớn trước Triều Tiên đặc biệt trong bối cảnh ông Kim cam đoan tiến hành giải trừ hạt nhân.

Cũng theo giới phân tích, tuyên bố của ông Trump còn mang lại thắng lợi lớn cho Trung Quốc. Bởi trước đây, Bắc Kinh đã đề xuất kế hoạch “đóng băng kép”.

Theo đó, Triều Tiên dừng tiến hành thử vũ khí hạt nhân để đổi lại Mỹ - Hàn ngừng tổ chức tập trận chung.

Sau một năm quan hệ Trung – Hàn sóng gió vì Seoul quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, hồi năm ngoái, Bắc Kinh và Seoul đã thay đổi quan điểm để cùng hướng tới giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trong giai đoạn này, ông Trump còn đe dọa Triều Tiên sẽ phải đối mặt với “lửa và giận dữ” sau các vụ phóng thử tên lửa mà Bình Nhưỡng tuyên bố có tầm phóng vươn tới lãnh thổ Mỹ.

Seoul cũng công nhận vai trò của Trung Quốc trong các cuộc đối thoại ngày càng lớn. Cụ thể, chia sẻ với truyền thông Trung Quốc, ông Chung In-moon, cố vấn cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định, vai trò của Trung Quốc trong tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên “sẽ ngày càng lớn trong tương lai”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo những thách thức lớn vẫn còn ở phía trước nếu không may Mỹ - Triều thất bại trong việc thi hành các mục tiêu đã đề ra trong văn kiện ký kết ngày 12/6 liên quan tới chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

“Đây là cơ hội để tạo bước đột phá nhưng nếu chúng ta thất bại, không ai có thể dám khẳng định căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không quay trở lại”, ông Zhu Feng, chuyên gia về các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc kết luận.

trung quoc nhan to bi an trong hoi nghi thuong dinh my trieu Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã mời Tổng thống Mỹ thăm Triều Tiên

Ngày 13/6, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh tại Singaporre, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.