Liên quan đến "cuộc chiến taxi công nghệ - truyền thống", TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng "đừng chống máy dệt để bảo vệ khung cửi". Ảnh minh hoạ: Thanh niên |
Liên quan đến "cuộc chiến taxi công nghệ - truyền thống", theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Grab và Uber không hẳn là hai hãng cung cấp dịch vụ taxi. Đây là hai hãng cung cấp dịch vụ kết nối cung- cầu về taxi.
"Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, cung và cầu về taxi được kết nối một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, và luật chơi cũng được áp đặt một cách minh bạch và rõ ràng", TS Dũng cho biết.
Cũng theo ông, lợi ích của Uber và Grab là không thể chối cãi; Uber và Grab chính là cách thức mà nền kinh tế chia sẻ vận hành trên thực tế.
"Nền kinh tế chia sẻ là không thể đảo ngược, vì nó hiệu quả hơn, khai thác tài- nguyên môi trường ít hơn và nhân bản hơn", Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Theo TS Dũng, những chiếc máy dệt công nghiệp đã giết chết các khung cửi thủ công. Tương tự, Uber và Grab đang làm cho các hãng taxi truyền thống hết sức lao đao.
"Tuy nhiên, sự vượt trội về công nghệ, về ý tưởng kinh doanh chỉ là một nửa của vấn đề ở đây. Một nửa khác của vấn đề là các quy định của pháp luật.
Các quy định này đang làm cho chi phí của taxi truyền thống bị đội lên rất cao và môi trường kinh doanh trở nên bất bình đẳng (ví dụ ở giờ taxi truyền thống bị cấm ở phố này thì Uber và Grab cũng không được vào).
Tuy nhiên, chúng ta có nên chống lại những chiếc máy dệt công nghiệp để bảo vệ các khung cửi không? Tất nhiên là không nên! Mà có muốn thì cũng chẳng chống lại được! Tương tự cũng là câu trả lời cho việc có nên chống lại Uber và Grab hay không.
Vấn đề là phải loại bỏ và sửa đổi nhanh chóng các quy định pháp lý không cần thiết để giảm thiểu chi phí và bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho taxi truyền thống", ông Dũng nêu quan điểm.
Nếu ai 'khư khư rằng Uber, Grab là kẻ xấu trong xã hội thì chính họ sớm muộn sẽ bị coi là phản diện'
Liên quan đến "cuộc chiến taxi công nghệ-truyền thống", chuyên gia nhận định Uber và Grab chính là mô hình được xã hội lựa chọn ... |
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, việc quản lý Grab Uber nên sử dụng công nghệ cao để quản lý, không nên quản lý thủ công.
Ngoài ra, để tồn tại, taxi truyền thống cũng phải không ngừng đổi mới ý tưởng kinh doanh và áp dụng công nghệ hiện đại; phải có giải pháp kinh doanh sáng tạo hơn.
"Tôi có nghe về nhiều startup như dịch vụ đón taxi từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài, có nhóm riêng, phần mềm riêng và Uber, Grab không cạnh tranh khách được. Uber và Grab chưa phải là thách thức lớn nhất ở đây", TS Dũng nói.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, Grab và Uber có các lợi ích như: 1. Kết nối hết sức nhanh chóng. 2. Hiệu quả kinh tế cao hơn. (Chỉ chiếc xe gần nhất đón khách. Khách có thể chia sẻ chuyến đi với khách hàng khác để giảm chi phí). 3. Giảm ô nhiễm vì khoảng đường đón khách luôn luôn ngắn nhất có thể. 4. Giảm ách tắc cũng vì lý do như trên. (Có người cho rằng lượng ô tô của Uber và Grab tăng lên nhanh chóng sẽ làm ách tắc giao thông chứ không phải là giảm. Tuy nhiên, nếu đi lại bằng Uber và Grab rẻ và tiện lợi hơn thì nhiều người sẽ không mua ô tô, không lái xe máy ra đường. Nên ở đây khẳng định một chiều là chưa có cơ sở). 5. Bổ sung thu nhập cho các chủ phương tiện có nhu cầu. 6. Khai thác tài sản (xe ô tô) hiệu quả hơn. 7. Minh bạch và an toàn vì tất cả các dự liệu về mỗi chuyến đi đều được lưu giữ. 8. Quản lý dễ dàng hơn vì dữ liệu về hoạt động của Uber và Grab được cập nhật tức thì (real time), luôn luôn tập trung và luôn luôn có sẵn. Quản lý dễ dàng, thì thu thuế cũng dễ dàng. Nhà nước không thu được thuế là điều rất khó chấp nhận ở đây. |
Grab lên tiếng về dịch vụ 'đi chung xe' ra mắt chưa đầy 2 tháng đã bị dừng
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam ngừng triển khai dịch vụ ... |
Thời sự 23:15 | 21/07/2017
Thời sự 23:05 | 16/07/2017
Thời sự 23:00 | 15/07/2017
Thời sự 00:37 | 09/07/2017
Thời sự 23:00 | 05/07/2017
Thời sự 23:32 | 04/07/2017
Thời sự 03:03 | 03/07/2017
Thời sự 02:15 | 02/07/2017