Tự chủ tuyển sinh đại học: Cẩn trọng với những trường 'xé rào'

Tự chủ tuyển sinh được xem là tất yếu và sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam. Việc hình thành các nhóm trường xét tuyển chung là một trong những bước đi trong lộ trình tự chủ tuyển sinh của các trường đại học.

Tuy nhiên, để thu hút thí sinh nhiều trường đã “xé rào” tuyển sinh bằng nhiều cách khác nhau. Gần 1 triệu thí sinh trên cả nước bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi THPT quốc gia và tuyển sinh Đại học năm nay.

Tuy nhiên, hàng loạt cách thức tuyển sinh với những tổ hợp lạ, hoặc vấn đề xé rào xét tuyển vào sư phạm không đúng với quy chế... Đó là mặt trái cần nhìn nhận, cảnh báo trong tự chủ giáo dục ĐH.

Năm nay, theo quy chế, các trường Đại học được tự chủ tuyển sinh, tự đưa ra các tổ hợp xét tuyển phù hợp với ngành và nhóm ngành của mình. Việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học đem đến nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề và tỷ lệ trúng tuyển tăng cao, tuy nhiên, một số trường cũng bổ sung thêm tổ hợp xét tuyển mới, khác với cách tổ hợp môn thi trước đây.

Ví như, Đai học Kinh tế Quốc dân có thêm Toán - Sử - Anh, Toán - Địa - Anh hay Đại học Kiến trúc có Toán - Lý - Hóa. Vì thế, một số thí sinh sẽ phải bổ sung thêm kiến thức các môn thi khác so với những năm trước nếu muốn vào các trường này.

Căn cứ tình hình thực tế trong công tác tuyển sinh của các địa phương, ngay từ đầu năm 2018 Bộ GD&ĐT đã thường xuyên giám sát, nhắc nhở các trường và yêu cầu thực hiện đúng quy định.

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có văn bản chỉ đạo Bộ GD&ĐT phải ”xử lý nghiêm và cho dừng tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo cố tình đưa ra những tổ hợp xét tuyển không khoa học, không phù hợp, thậm chí chỉ nhằm mục đích tăng số lượng tuyển sinh, ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu đào tạo” là sự thể hiện thái độ cứng rắn đối với cơ sở coi thường chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo.

Theo quy định, với các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) có đào tạo nhóm ngành giáo viên, tuyển sinh bằng kết quả học tập ở bậc THPT thì học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

tu chu tuyen sinh dai hoc can trong voi nhung truong xe rao

Giao quyền tự chủ thực sự cho các trường đại học cũng không có nghĩa Nhà nước "buông tay" hoàn toàn.

Tuy nhiên, thực tế, một số trường bỏ qua quy định này của Bộ GD&ĐT. Trong khi đó, thông tư sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy, tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 1/3/2018 có bổ sung thông tin:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên ở trình độ CĐ, TC là học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật, Sư phạm thể chất học lực lớp 12 xếp loại trung bình.

Trước tình trạng trên, đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định trường nào làm sai quy chế sẽ bị xử lý ngay. Quy chế đã quy định rất cụ thể vấn đề này. Tự chủ để chọn đúng và đủ đối tượng đào tạo, để sinh viên tìm được đúng môi trường đào tạo phù hợp với khả năng của mình.

Đây chỉ là một phần trong lộ trình tự chủ của các trường đại học song đây lại là phần mở đầu và chắc chắn sẽ có tác động đến sự phát triển và đầu ra của mô hình giáo dục đào tạo đại học trong tương lai.

Tuy nhiên, tự chủ tuyển sinh chỉ là một phần của tự chủ đại học. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, nếu không làm tốt việc giao quyền tự chủ cho các trường có thể sẽ dẫn đến việc tăng học phí, số lượng tuyển sinh mà không chú trọng chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, tự chủ chỉ được trao nửa vời sẽ dẫn đến việc các trường muốn làm gì cũng bị khó và gò bó. Điều này có nghĩa là không thể biến tự chủ đại học thành tự trị đại học hay tự chủ một cách nửa vời.

Tự chủ đại học là xu thế của phát triển. Không thể tạo ra đổi mới đột phá trong giáo dục đại học nếu các trường đại học công chỉ dựa vào nguồn kinh phí có hạn của Nhà nước.

Giao quyền tự chủ thực sự cho các trường đại học cũng không có nghĩa Nhà nước "buông tay" hoàn toàn. Nhà nước sẽ tạo ra công cụ kiểm tra chất lượng, giám sát việc thực hiện những quy định pháp luật tại các trường.

Khi giao quyền tự chủ cho các trường đại học, Nhà nước sẽ tạo công cụ kiểm tra chất lượng, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật tại các trường. Bộ cần cơ chế quy định các trường được công bố đề án tuyển sinh nhưng phải báo cáo Bộ để Bộ giám sát, thống kê, kiểm tra quá trình thực hiện.

Đối với các trường tuyển sinh những tổ hợp chưa gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, Bộ cần tham vấn chuyên gia, trao đổi và yêu cầu nhà trường giải trình những nội dung trên.

Nếu không có căn cứ thuyết phục, lãnh đạo ngành giáo dục có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh của trường; kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...

TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho rằng cơ quan quản lý, đều tin tưởng đa số các trường đề cao chất lượng khi thực hiện tự chủ. Mặc khác khó tránh khỏi có những trường biết sẽ không tốt nếu tuyển sinh đầu vào thấp nhưng vẫn phải làm để cứu được tình thế trước mắt.

Đối với các trường cao đẳng, trung cấp định ”xé rào” tuyển sinh ngành đào tạo sư phạm, Bộ sẽ trao đổi với các trường để các trường thay đổi. Sau khi các phương tiện truyền thông phản ánh, Vụ Giáo dục ĐH đã trao đổi với các trường này và các trường đã có sự bổ sung kịp thời.

Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung.

tu chu tuyen sinh dai hoc can trong voi nhung truong xe rao Đại học sẽ mất uy tín nếu nhận thí sinh có điểm thi quá thấp

Bộ GD&ĐT tuyên bố bỏ điểm sàn năm 2018 đối với các ngành không đào tạo giáo viên nhằm hướng đến việc các trường sẽ ...

tu chu tuyen sinh dai hoc can trong voi nhung truong xe rao Trường hạ thấp điểm chuẩn sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy

Trên số báo ra ngày 16.3, Báo Thanh Niên đặt ra những băn khoăn về việc khi Bộ GD-ĐT bỏ 'điểm sàn' vào ĐH, trừ ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.