Từ vụ hầm Thủ Thiêm, cố tình đi vào đường giới hạn chiều cao gây thiệt hại 100 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự?

Hành vi cố tình đi vào đường giới hạn chiều cao mà gây thiệt hại tài sản của người khác (từ 100 triệu đồng) thì lái xe sẽ có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 quy định tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông”.

Em được biết hiện nay hệ thống biển báo giao thông có rất nhiều dạng. Cho em hỏi, biển báo hạn chế chiều cao được nhận biết và sử dụng ra sao?

co tinh di vao duong gioi han chieu cao gay thiet hai 100 trieu dong tro len co the bi xu ly hinh su
Đoạn đường giới hạn chiều cao. (Ảnh: Bảo Trang).

Biển số P.117 "Hạn chế chiều cao" được quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

co tinh di vao duong gioi han chieu cao gay thiet hai 100 trieu dong tro len co the bi xu ly hinh su
Hình B.17 - Biển số P.117

Về cách sử dụng:

- Để báo hạn chế chiều cao của xe, phải đặt biển số P.117 "Hạn chế chiều cao".

- Biển số P.117 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng).

- Trị số ghi trên biển là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật vượt trên đường trừ đi 0,5 m. Cho phép làm tròn số đến 0,1 m theo hướng điều chỉnh tăng (ví dụ: chiều cao thực là 4,75 m; trị số ghi trên biển là: 4,75-0,5 = 4,25 làm tròn = 4,3 m).

- Tất cả những vị trí trên đường có chướng ngại vật mà khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật dưới 4,75 m đều phải đặt biển.

Tùy từng phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi vào đường cấm.

Đối với xe ô tô: Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 800.000-1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi vào đường cấm.

Đối với xe mô tô: Điểm i Khoản 4 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với hành vi đi vào đường cấm.

Nghị định 46 cũng xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm giao thông đường bộ, trong đó, phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng đối với hành vi đi vào đường cấm.

Ngoài ra, nếu xe vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép thì bị xử phạt theo điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 9 và Khoản 10 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Nếu hành vi vi phạm mà gây tai nạn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác (từ 100 triệu đồng) thì lái xe sẽ có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 quy định tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông”.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.