Từ vụ mất 3 tỉ đồng sau cuộc điện thoại: Phải làm gì khi lỡ chuyển tiền?

Khi nghi ngờ mình bị lừa đảo, điều quan trọng nhất cần thực hiện ngay là báo cho cơ quan công an để nhanh chóng phong tỏa tài khoản nghi ngờ của những kẻ lừa đảo, bởi chỉ cần một khoảng thời gian ngắn sau khi nhận được tiền, chúng sẽ tẩu tán để chiếm đoạt. 

Theo Zing.vnđưa tin, ngày 26/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết đang xác minh, làm rõ một vụ lừa đảo qua điện thoại, chiếm đoạt số tiền lớn.

Theo trình báo, giữa tháng 8, một người phụ nữ ở Đà Nẵng nhận được điện thoại của nhóm người tự xưng là công an, đang điều tra vụ án ma túy. Họ yêu cầu bà nộp 3 tỉ đồng để chứng minh mình trong sạch.

Sau khi chuyển tiền, người phụ nữ này gọi điện và được hứa hoàn trả các khoản tiền. Khi nạn nhân đến ngân hàng kiểm tra thì biết được số tiền trên đã chuyển qua dịch vụ ngân hàng điện tử.

Dù hình thức lừa đảo này không mới, song những kẻ xấu vẫn dễ dàng chiếm đoạt nhiều tỉ đồng chỉ qua vài cuộc điện thoại đơn giản. Vậy phải làm gì khi chúng ta lỡ chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo đó?

tu vu mat 3 ti dong sau cuoc dien thoai phai lam gi khi lo chuyen tien
Ảnh minh họa

Điều quan trọng nhất cần thực hiện ngay là báo cho cơ quan công an để nhanh chóng phong tỏa tài khoản nghi ngờ của những kẻ lừa đảo, bởi chỉ cần một khoảng thời gian ngắn sau khi nhận được tiền, chúng sẽ tẩu tán để chiếm đoạt.

Mức độ thành công trong việc ngăn chặn, thu hồi tài sản bị mất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố trình báo sớm hay muộn của bị hại.

Bên cạnh đó, tài khoản ngân hàng của các đối tượng lừa đảo là tài khoản cá nhân, không phải tài khoản của cơ quan công an. Người dân có thể dễ dàng kiểm tra thông tin này trước khi thực hiện chuyển khoản.

Ngoài ra, người dân không nên tin những kẻ giả danh qua điện thoại, vì “cơ quan công an không xác minh đối tượng bằng cách gọi điện, mà sẽ có giấy mời hoặc giấy triệu tập cụ thể”.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật tại Điều 182, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong quá trình điều tra, Công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời hoặc giấy triệu tập. Giấy mời và giấy triệu tập là hai loại giấy có bản chất khác nhau.

"Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can".

Khi nhận giấy triệu tập, người bị triệu tập phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người bị triệu tập cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu người bị triệu tập không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người bị triệu tập vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của người bị triệu tập có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho người bị triệu tập.

Như vậy, việc triệu tập hay mời lên công an làm việc phải thông qua giấy mời, giấy triệu tập và phải được chuyển đến tận tay, có ký nhận. Trong luật không có quy định triệu tập hay xác minh qua điện thoại.

Những người dân ở vùng giáp ranh biên giới, hoặc ở nông thôn… cần giữ gìn cẩn thận CMND của mình, không cho mượn, cho thuê, vì có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng. Khi đó, mọi việc sẽ rất phức tạp.

Tùy tính chất, mức độ, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 174 BLHS quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu phạm tội thuộc quy định tại khoản 1 Điều 174 sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 2 Điều 174 sẽ bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 3 Điều 174 sẽ bị phạt tù từ 7-15 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 4 Điều 174 sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân.

Về xử phạt hành chính, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác.

Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Do vậy, khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người bị hại có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, nơi người đó cư trú.

Nếu không xác định được nơi cư trú của người đó, người bị hại có thể làm đơn tố cáo gửi Công an quận, huyện, nơi bạn cư trú.

Trong đơn tố cáo, cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở (nội dung tin nhắn trên điện thoại, qua Facebook, số điện thoại, địa chỉ Facebook...).

tu vu mat 3 ti dong sau cuoc dien thoai phai lam gi khi lo chuyen tien Nghe một cú điện thoại, mất đứt 3 tỉ đồng

Thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại không mới nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy.

tu vu mat 3 ti dong sau cuoc dien thoai phai lam gi khi lo chuyen tien Mạo danh Viễn Thông A bán iPhone 7 giá 3 triệu đồng

Thông tin từ Viễn Thông A cho biết một số đối tượng lừa đảo đã mạo danh thương hiệu, gọi điện thoại cho khách hàng ...

tu vu mat 3 ti dong sau cuoc dien thoai phai lam gi khi lo chuyen tien Cựu đại úy công an lừa 'chạy việc' chiếm đoạt hàng tỉ đồng

Đưa ra thông tin mình có khả năng xin được việc vào ngành công an, Tuất đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,5 tỉ đồng ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.