Uống rượu pha cồn công nghiệp methanol nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, có một tình trạng là nhiều chủ cơ sở sản xuất hoặc chính người dân đã rượu pha với cồn để bán nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Vậy uống rượu pha cồn nguy hiểm đến mức nào?
 

Hiện nay, tình trạng lạm dụng rượu và ngộ độc rượu chứa methanol đang diễn biến phức tạp, trong đó có nhiều ca phải nhập viện, thậm chí tử vong. Đáng báo động khi nhiều cửa hàng, nhà hàng, quán ăn đều có bán các loại rượu không nhãn mác, rượu trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng.

Tháng 2/2017, việc 7 người tử vong do ngộ độc Methanol tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trước hệ quả kinh hoàng của việc uống rượu pha Methanol. Thông thường, nồng độ Methanol trong máu >20 mg/dL là ngộ độc, nếu >40 mg/dL là tình trạng ngộ độc rất nặng, trong khi đó, tại Lai Châu có trường hợp nồng độ Methanol trên 326 mg/dL.

Nhiều người chủ quan cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu và tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.

uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao
Say rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. (Ảnh: Techz)

Ngộ độ rượu có 2 loại, một là ngộ độc rượu ethanol tức là rượu thực phẩm (rượu nấu thông thường), đó là dạng ngộ độc phổ biến nhất, với số ca nhập viện nhiều nhất.

Còn dạng thứ hai ít hơn nhưng cực kì nguy hiểm và có xu hướng tăng so với những năm trở lại đây, đó là ngộ độc rượu methanol, tức là rượu pha từ cồn công nghiệp. Loại ngộ độc này rất nặng, tỉ lệ tử vong cao. Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi rượu đến nay chưa thể thống kê hết vì có nhiều trường hợp nhầm lẫn với các bệnh khác. Về cơ bản nguồn rượu methanol trên thị trường hiện nay là từ sản xuất công nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, methanol thực chất là cồn công nghiệp, là chất rất độc, với lượng nhỏ cũng đã gây mù mắt, nhiều hơn có thể tử vong. Ngộ độc methanol gây tổn thương não, tổn thương nội tạng.

Các nghiên cứu cho thấy, methanol bình thường ở ngưỡng 20 mg/dl đã đe doạ tổn thương thần kinh, trên 40 mg/dl là ngộ độc nặng cho người dùng. Còn theo quy chuẩn, nồng độ methanol trong cồn 100 độ cho phép 300 mg/lít. Nếu pha 1 lít cồn công nghiệp thành 3 lít rượu có nồng độ 33% thì hàm lượng methanol trong rượu là 100 mg/lít rượu. Do đó, nếu sử dụng cồn công nghiệp để pha rượu sẽ rất nguy hiểm, gây ngộ độc, thậm chí tử vong cho người sử dụng.

uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao
Sử dụng cồn công nghiệp để pha rượu rất nguy hiểm. (Ảnh: Metro Ecuador)

Rượu pha cồn công nghiệp methanol nguy hiểm vì khi vào cơ thể, chất cồn này được chuyển hóa trở thành chất độc gây tổn thương đến tất cả cơ quan cơ thể, đặc biệt là mắt, não… Phải mất 12 giờ hoặc thậm chí 1-2 ngày sau uống, nạn nhân mới có biểu hiện ngộ độc.

Triệu chứng sau khi uống là loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn và đau bụng. Sau đó người bệnh cảm thấy nhìn mờ, nhìn thấy hai hình hoặc có rối loạn cảm nhận về màu sắc, có khi không nhìn thấy gì.

Triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện sau đó là tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và ngưng tim dẫn đến tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn hoặc bị di chứng thần kinh.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiện rượu nặng, cơ thể quá quen với nồng độ cồn kể cả methanol, vì vậy, có những bợm rượu đi khám không phải vì bị ngộ độc methanol mà vì mắt nhìn mờ.

Như vậy, ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, methanol khi vào cơ thể sẽ bị đào thải rất chậm và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng, không thể phân biệt được rượu ethanol và rượu methanol nếu chỉ dựa vào cảm quan thông thường. Vì thế, người dân cần cảnh giác với những loại rượu không nhãn mác, giá siêu rẻ, thậm chí giá chỉ vài nghìn đồng mỗi lít vì đó rất có thể là rượu pha cồn công nghiệp methanol.

Bà Nguyễn Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho rằng về nguyên tắc, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa methanol hay không. Nhìn chung, rượu chứa methanol có vị hơi ngọt.

uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao
Một ca ngộ độc rượu methanol được điều trị tại Trung tâm Chống độc. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Một số cách giúp phân biệt rượu thật và rượu giả có chứa methanol

- Quan sát bọt rượu

Lật ngược chai rượu, nếu là rượu xịn, bọt khí sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm tỏa ra các hướng rồi mới nổi dần lên. Nhìn phía trên sẽ thấy những bọt khí lớn chạm vào thành chai. Nếu là rượu giả bọt khí sẽ to, nổi lên theo chiều thẳng đứng với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, rượu không đảm bảo chất lượng thường nhãn mác không rõ ràng, đáy chai rượu có cặn.

- Cho rượu vào ngăn đá tủ lạnh

Đây là cách rất dễ áp dụng và có độ chính xác cao. Cho chai rượu vào ngăn đá một ngày, nếu là rượu tốt sẽ không bao giờ đông, nếu là rượu sản xuất bằng men vi sinh thì sẽ đông một nửa, nếu đông cứng 100% tức là rượu được làm bằng cồn.

- Đổ rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay vào nhau

Đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt. Rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân hãy tự bảo vệ mình, đặc biệt là trong dịp lễ, tết, tốt nhất không nên uống rượu bia; nếu uống thì chọn loại có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng.

Lượng rượu khuyến cáo tối đa nên uống, đối với nam giới là 1 ngày không quá 50ml (loại rượu 40 độ). Còn với bia 5 độ thì không uống quá 400 ml, tương đương khoảng 1 chai bia Hà Nội, vượt ngưỡng đó là lạm dụng rượu, bia. Đối với nữ giới, lượng rượu, bia được phép uống chỉ nên tối đa bằng một nửa mức tôi đa của nam giới.

Trường hợp người uống rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không đáp, nói không rõ, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, đau bụng, co giật… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Mới đây nhất, ngày 7/1, BVĐK huyện Ba Vì (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân Phùng Văn H. (34 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) nhập viện với những triệu chứng nôn mửa, lờ đờ…

Ngày 8/1, bệnh nhân được chuyển lên cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, thở qua ống thở, huyết áp không đo được, tim chuẩn bị ngừng đập. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc methanol và được chỉ định dùng mọi biện pháp cấp cứu, giải độc, dùng thuốc trợ tim mạch. Nhưng trước mọi nỗ lực cứu chữa, huyết áp bệnh nhân vẫn tụt, dần rơi vào hôn mê sâu. Gia đình bệnh nhân xin được đưa về nhà và bệnh nhân tử vong sau đó.

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc cho thấy, nồng độ ethanol đo được là bằng 0, trong khi đó nồng độ methanol trong máu lại lên tới 275,4mg/dL

uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao Dễ ‘gặp’ thần chết nếu uống rượu ngâm không rõ nguồn gốc
uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao [Infographics] Cách xử trí nhanh nhất khi bị ngộ độc rượu
uong ruou pha con cong nghiep methanol nguy hiem nhu the nao Biểu hiện và cách xử trí khi ngộ độc rượu methanol
chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.