Việt Nam quản lao động Trung Quốc quay lại làm việc sau Tết thế nào khi dịch do virus corona đang lan rộng?

TP Hải Phòng, trung tâm sản xuất công nghiệp đang phát triển của Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng lao động Trung Quốc trên địa bàn phải báo cáo tình hình hàng ngày, trong nỗ lưc ngăn sự lây lan của bệnh viêm phổi do virus corona gây ra.

Hải Phòng họp khẩn với 90 công ty có 1.600 lao động Trung Quốc, với 104 người đến từ Hồ Bắc 

Quyết định được TP Hải Phòng đưa ra khi các nhà máy sản xuất bắt đầu hoạt động trở lại từ đầu tuần này, hàng nghìn công nhân người Trung Quốc trên địa bàn có thể đi làm lại sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. 

“Các công ty nước ngoài phải hạn chế công nhân từ tỉnh Hồ Bắc và các tỉnh bị ảnh hưởng của Trung Quốc quay trở lại làm việc tại các nhà máy ở Hải Phòng”, TP Hải Phòng cho biết cuối tuần trước. 

“Phải thành lập các khu vực cách li, để thực hiện kiểm tra và theo dõi sức khoẻ cho những công nhân người Trung Quốc”, TP Hải Phòng viết trong một thông báo. 

Uỷ ban Nhân dân TP Hải Phòng cũng đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp, bao gồm đại diện 90 công ty đang hoạt động trong Khu kinh tế Hải Phòng, có đầu tư từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hong Kong. 

90 công ty này hiện đang sử dụng hơn 1.600 công nhân Trung Quốc, bao gồm 104 người đến từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của đợt dịch lần này. 

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Văn Thành đã yêu cầu tạm thời không tiếp nhận bất kì công nhân người Trung Quốc nào trở về từ Hồ Bắc, bắt đầu từ 1/2. 

Doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát chặt công nhân Trung Quốc trước bối cảnh dịch bệnh lan rộng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát chặt chẽ công nhân Trung Quốc. (Ảnh: AP).

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng đã ra thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam phải kiểm soát chặt chẽ lao động người Trung Quốc, và các lao động nước ngoài trở về từ vùng dịch. 

Tên, thông tin về những lao động trở về từ Trung Quốc phải được báo cáo với chính quyền địa phương. Những người này cũng sẽ phải cách li 14 ngày để kiểm tra sức khoẻ. 

Có 91.500 lao động Trung Quốc được cấp phép làm việc tại Việt Nam

Được biết, hiện có khoảng 91.500 lao động Trung Quốc đang được cấp phép làm việc tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động- Thương bình- Xã hội. Ít nhất 40% trong số họ đã trở về Trung Quốc trong kì nghỉ Tết Nguyên đán.

Regina Miracle International - nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại Hong Kong, đang hoạt động trong Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Hải Phòng, hiện có 301 công nhân người Trung Quốc. Trong đó, hơn 100 người đã trở lại từ Hồ Bắc, đang bị cách li, và chờ quyết định tiếp theo từ chính quyền thành phố. 

Formosa Hà Tĩnh, một công ty thuộc Đài Loan cam kết sẽ không cấp phép cho 403 công nhân Trung Quốc đã về nhà trong kì nghỉ Tết, quay trở lại làm việc trước ngày 15/2. Các trạm kiểm soát sức khoẻ cũng đã được thiết lập, để kiểm tra tất các các công nhân Trung Quốc ra vào Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Cũng vào cuối tuần trước, cơ quan chức năng đã yêu cầu Tập đoàn Chalieco của Trung Quốc - nhà thầu đang phụ trách dự án Nhôm Nhân Cơ tại Đắk Nông, không gửi thêm công nhân Trung Quốc đến Việt Nam trước khi dịch viêm phôi do virus corona được kiểm soát.

Tính đến sáng hôm nay (5/2) tại Việt Nam đã ghi nhận 10 ca nhiễm virus corona. Ngoài ra có 92 trường hợp nghi nhiễm, 65 trường hợp đã cho kết quả âm tính và 27 trường hợp đang chờ kết quả cuối cùng. Trong khi đó, các trường học cũng đã kéo dài kì nghỉ Tết của học sinh thêm một tuần nữa, và sẽ quay trở lại học tập vào thứ Hai, ngày 10/2. 

Trong năm 2019, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 7,02%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7,2% trong năm này. Do đó, với bất cứ sự gián đoạn lớn nào trên thị trường cung ứng toàn cầu đều có thể đe doạ đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, SSI Research nhận định. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.