CNBC dẫn một báo cáo đặc biệt do công ty phân tích dữ liệu toàn cầu Dun & Bradstreet, đã chỉ rõ các tỉnh Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Covid-19 và nhận thấy chúng có mối liên hệ phức tạp với mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Cụ thể, các khu vực bị ảnh hưởng với 100 trường hợp được xác nhận nhiễm corona trở lên, tính đến ngày 5/2, là nơi sinh sống của hơn 90% tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc. Theo báo cáo, khoảng 49.000 doanh nghiệp ở các khu vực này là các chi nhánh và công ty con của các công ty nước ngoài.
Gần một nửa (49%) các công ty có công ty con ở các khu vực bị ảnh hưởng, là các công ty đến từ Hong Kong. Trong khi đó, số công ty phải điêu đứng vì dịch corona, có trụ sở tại Mỹ chiếm19%, Nhật Bản 12% và Đức 5%.
Các nhà nghiên cứu của Dun & Bradstreet đã phát hiện ra rằng ít nhất 51.000 công ty trên toàn thế giới, trong đó có 163 công ty trong danh sách Fortune 1000, có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp trong khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi ít nhất 5 triệu công ty và 938 nằm trong Fortune 1000, có một hoặc nhiều nhà cung cấp gián tiếp đang nằm trong khu vực nhiễm corona.
Báo cáo của Dun & Bradstreet xác định rằng 5 lĩnh vực chính hàng đầu, chiếm hơn 80% doanh nghiệp ở các tỉnh bị ảnh hưởng, là dịch vụ, thương mại, sản xuất, bán lẻ và dịch vụ tài chính. Dun & Bradstreet đưa ra giả thuyết rằng một phần lớn việc làm và bán hàng của Trung Quốc bắt nguồn từ các công ty trong khu vực, sẽ bị ảnh hưởng.
Các tỉnh bị ảnh hưởng, chẳng hạn như Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh và Sơn Đông chiếm 50% tổng số việc làm và 48% tổng doanh số cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tác động đối với các doanh nghiệp ở Trung Quốc và trên thế giới đã kéo giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Trong một nghiên cứu được công bố hôm 17/2, Moody's đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu thêm 0,2%, hi vọng các nền kinh tế G-20 sẽ tăng trưởng chung với tốc độ 2,4% hàng năm, và kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 5,2%.
Điều này giả định trên một dự báo rằng, sự lây lan của virus cơ bản được ngăn chặn vào cuối quý I năm nay, khôi phục hoạt động kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường vào quý II. Tuy nhiên, tổn thương kinh tế toàn cầu sẽ còn nghiêm trọng, nếu tỉ lệ lây nhiễm và tử vong gia tăng không giảm, với sự gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế. CNBC nhận định, điều này sẽ khuếch đại cú sốc cho toàn thế giới.
"Có bằng chứng chỉ ra rằng chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn, bao gồm cả bên ngoài Trung Quốc. Hơn nữa, việc đóng cửa nhà máy kéo dài ở Trung Quốc sẽ có tác động toàn cầu, do tầm quan trọng và mối liên kết của đất nước này trong nền kinh tế thế giới", Phó Chủ tịch Moody's Madhavi Bokil nói thêm.
Nhìn rộng ra, nền kinh tế Trung Quốc chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu và các nhà phân tích ước tính rằng nếu việc ngăn chặn dịch bùng phát bị trì hoãn sau mùa hè, "hiệu ứng domino" có thể gây ra thất thoát đến 1% cho tăng trưởng GDP toàn cầu.
Trong bất kì kịch bản nào diễn ra, khu vực Hồ Bắc, Trung Quốc hay nền kinh tế toàn cầu, cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng số người kinh doanh, tăng trưởng việc làm và doanh thu chắc chắn "mờ nhạt" trong thời gian tới.
Moody's nhấn mạnh: "Chỉ khi nào ngăn chặn và xóa thành công bệnh viêm phổi Vũ Hán, các nội lực trong chính khu vực địa lí hấp dẫn này chắc chắn sẽ tạo ra hoạt động kinh tế với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu bị dồn nén khi điều kiện được cải thiện. Tổng hợp với những nỗ lực để hồi sinh từ chính phủ, các nguồn nội lực sẵn có sẽ đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại đúng hướng cho sự tăng trưởng bền vững".
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020