VKSND Cấp cao kháng nghị vụ cán bộ tiếp tay phá 110 ha rừng tại Phú Yên

VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng  đã ra quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm ngày 17/8 của TAND tỉnh Phú Yên về vụ phá 110 ha đất rừng tại xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân).
bo lot nhieu can bo tiep tay pha 110 ha rung tai phu yen Vụ phá 110 ha rừng ở Phú Yên: Nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường lĩnh 8 năm tù
bo lot nhieu can bo tiep tay pha 110 ha rung tai phu yen Phú Yên: Cán bộ huyện tiếp tay phá 110 hecta rừng hầu tòa

Theo quyết định kháng nghị, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án phá rừng này theo hướng hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của 7 cán bộ, lãnh đạo xã Phú Mỡ và huyện Đồng Xuân.

bo lot nhieu can bo tiep tay pha 110 ha rung tai phu yen
Trong phiên xét xử ngày 17/8 TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên tổng cộng 30 năm từ cho 4 bị cáo. Ảnh: Trần Trung

Những cán bộ trên gồm: ông So Bếp, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ; La O Hóa, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ; Cao Thanh Lương, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) huyện Đồng Xuân; Nguyễn Hồng Đức, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân; Mai Xuân Lợi, cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân; Nguyễn Phan Hóa, cán bộ Phòng TN-MT huyện Đồng Xuân và La O Hoa, cán bộ địa chính xã Phú Mỡ.

Quyết định kháng nghị nêu, giữa năm 2015, ông Phạm Xuân Trình (ngụ xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) sử dụng thông tin cá nhân của 3 người dân ở xã Xuân Quang 1 là La Lan Dư, La O Đấu, La Mo Mang rồi nhờ em họ Phạm Duy Long, cán bộ địa chính xã Xuân Quang 1, lập hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Giấy chứng nhận đứng tên 3 người trên, nhằm hợp thức hóa quyền sử dụng rừng Bình Ấm (xã Phú Mỡ).

Được sự tác động của ông Đỗ Minh Tân, Trưởng Công an huyện Đồng Xuân và ông Nguyễn Thành Chung, cán bộ Công an huyện Đồng Xuân, 3 bộ hồ sơ này đã được ông So Bếp (lúc đó là Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ) và La O Hoa ký xác nhận. Ông Mai Xuân Lợi không kiểm tra hiện trạng nhưng vẫn lập biên bản kiểm tra, phản ánh không đúng thực tế để tham mưu lãnh đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận để hoàn tất thủ tục 3 hồ sơ nói trên.

Ông Nguyễn Hồng Đức và ông Cao Thanh Lương cũng không kiểm tra, thẩm định hồ sơ mà vẫn ký xác nhận rồi trình cho UBND huyện Đồng Xuân để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tiếp đó, tháng 10/2015, ông Phạm Xuân Trình tiếp tục sử dụng thông tin cá nhân của 3 người khác xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng Bình Ấm với tổng diện tích hơn 83 ha và lại được ông La O Hóa (vừa giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ) ký xác nhận.

Đến ngày 21/3/2016, Trình lập khống các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tên Dư, Mang, Đấu sang cho Trình, rồi làm đơn xin phát dọn thực bì, các giấy tờ này được UBND xã Phú Mỡ ký xác nhận.

Cuối tháng 3/2016, Trình thuê khoảng 29 người sử dụng cưa máy cầm tay, rựa chặt phá tại các lô 11, 15, 20 ở rừng Bình Ấm. Đầu tháng 4/2016, Khương đến rừng Bình Ấm xác định ranh giới để Trình chỉ lại cho nhân công tiếp tục chặt phá với tổng diện tích 18,1ha. Sau đó, Khương đưa 37 triệu đồng cho Trình để trả tiền công phát rừng.

Thấy Phạm Xuân Trình và một số người khác tổ chức chặt phá rừng, nên La O Kính rủ La Lan Thập cũng tự tổ chức thuê khoảng 30 người chặt phá rừng tại các lô 2, 3, 8, 9, 10 thuộc tiểu khu 83 rừng Bình Ấm để lấy đất canh tác. Tổng cộng Kính và Thập phá 18,73ha rừng.

Tại kết luận giám định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, đã có đến gần 110 ha rừng Bình Ấm bị chặt phá, trong đó có 25 ha rừng phòng hộ, thiệt hại gần 2,2 tỉ đồng.

bo lot nhieu can bo tiep tay pha 110 ha rung tai phu yen
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của 7 cán bộ có liên quan đến vụ phá 110 ha rừng. Ảnh: Trần Trung

Mặc dù vụ phá rừng với quy mô lớn nhất tỉnh Phú Yên từ trước đến nay liên quan đến nhiều người, nhưng ngày 17/8 vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên chỉ đưa ra xét xử và tuyên phạt tù 4 bị cáo là Huỳnh Anh Khương 8 năm tù, Phạm Xuân Trình và La O Kính cùng 7 năm 6 tháng tù, La Lan Thập 7 năm tù.

Còn các cán bộ vi phạm có hành vi tiếp tay chỉ bị xử lý ở mức kỷ luật, luân chuyển công tác…

Nhận thấy, bản án TAND tỉnh Phú Yên tuyên là có dấu hiệu để lọt người, lọt tội. VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các ông So Bếp, La O Hóa, La O Hoa, Mai Xuân Lợi, Nguyễn Phan Hóa, Nguyễn Hồng Đức, Cao Thanh Lương.

Đây đều là những cán bộ, lãnh đạo có trách nhiệm ở địa phương, biết rõ những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra hồ sơ dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng. Việc phá rừng diễn ra rầm rộ và kéo dài trong 2 tháng nhưng những cán bộ, lãnh đạo có trách nhiệm nói trên không kiểm tra, phát hiện.

Theo VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, hành vi của những cán bộ, lãnh đạo này đã đủ yếu tố để cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điều 285 Bộ Luật Hình sự. "Tòa cấp sơ thẩm không xét xử về hành vi này là bỏ lọt tội phạm và người phạm tội" - quyết định kháng nghị nhấn mạnh.

bo lot nhieu can bo tiep tay pha 110 ha rung tai phu yen Thủ tướng yêu cầu xác minh vụ phá rừng phòng hộ ở Quảng Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam làm rõ vụ phá rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.