Xét xử vụ TrustBank: Luật sư kiến nghị đối chất giữa các bên để xác định dư nợ của Phương Trang

Luật sư kiến nghị Cơ quan điều tra phải cho tiến hành việc đối chất giữa các bên theo đúng quy định, để làm rõ các sự mâu thuẫn về các số liệu trong các khoản tiền vay mượn giữa Nhóm Phương Trang và Nhóm Phú Mỹ.

Chiều 23/5, luật sư Lưu Văn Tám, tham gia bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn đã đưa ra quan điểm nhận xét về các khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín - Trustbank.

xet xu vu trustbank luat su kien nghi doi chat giua cac ben de xac dinh du no cua phuong trang
Các luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, những người, tổ chức có quyền lợi liên quan trong phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín

Bỏ lọt rất nhiều tài liệu chứng cứ?

Cáo trạng cho rằng, CN Sài Gòn và Lam Giang của NH Đại Tín cho nhóm Phương Trang vay 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc và 1 khoản trái phiếu 2.000 tỷ đồng với tổng số tiền 16.486 tỷ đồng.

Theo đó, cơ quan công tố vẫn quy buộc và xác định rằng tổng số dư nợ tiền gốc là hơn 9.437 tỷ đồng nhưng phía Phương Trang thực nhận có 3.936 tỷ đồng, số còn lại là phía bà Phấn đã chiếm đoạt sử dụng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo luật sư, việc nhận định, đánh giá theo cáo trạng và bản luận tội là chưa đầy đủ và toàn diện, bỏ sót, bỏ lọt rất nhiều tài liệu chứng cứ.

Công văn số 33 ngày 18/5/2012 của công ty Phương Trang và một số cá nhân có liên quan đến nhóm Phương Trang gửi cho bà Phấn, ông Toàn về việc đối chiếu công nợ. Vậy thời điểm 5/2012, nhóm Phương Trang đã xác nhận là thực nhận số tiền 4.523 tỷ đồng vay tại Đại Tín, nhưng CQĐT lại cho rằng chỉ có 3.936 tỷ đồng, đây là con số không phù hợp với văn bản các định nợ của nhóm Phương Trang.

Trong văn bản này cũng xác định tiền vay mua trái phiếu của công ty Trường Vỹ đã nhận là 132,8 tỷ đồng, trả lãi vay trái phiếu là 488 tỷ đồng, tuy nhiên trong cáo trạng và kết luận của VKS sáng nay lại cho rằng, phía bên Phương Trang hoàn toàn chưa nhận khoản tiền nào và buộc NH Xây dựng trả lại các tài sản cho nhóm Phương Trang thế chấp để vay 2.000 tỷ đồng này.

Theo luật sư, yêu cầu trên là không hợp vì việc nhận nợ và xác định công nợ là việc tự nguyện của nhóm Phương Trang, nhóm Phương Trang đã xác nhận dù không là toàn bộ nhưng cũng đã có. Vậy cần xem xét, đánh giá bản chất số tiền này.

Về mối quan hệ, phương thức vay, mượn tiền giữa bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ cho Nhóm Phương Trang được thực hiện như sau:

Theo biên bản làm việc ngày 26/5/2015 của Cơ quan Cảnh sát điều tra (khi chưa khởi tố - PV) với bà Hứa Thị Phấn, Bùi Thị Kim Loan và luật sư của bà Phấn và theo lời khai của ông Hoàng Văn Toàn và Bùi Thị Kim Loan tại phiên tòa ngày 21/5/2018 và căn cứ các tài liệu thu thấp được, cho thấy:

Nhóm Phương Trang gồm: Công ty CP đầu tư Phương Trang cùng 18 Công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với Công ty Phương Trang (82 khoản vay, 01 khoản nợ bắt buộc 35 tỷ đồng và khoản vay phát hành trái phiếu Công ty Trường Vỹ 2000 tỷ đồng) là 16.846 tỷ đồng.

Vào khoảng đầu năm 2010, ông Trịnh Thanh Cao giới thiệu ông Nguyễn Hữu Luận, Chủ tịch HĐQT và ông Phạm Đăng Quan (Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang) đến gặp bà Hứa Thị Phấn, cho biết Công ty Phương Trang đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc Công ty Phương Trang có thể sẽ bị Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát mãi tài sản thu hồi nợ, nên bà Hứa Thị Phấn đã giới thiệu ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang với lãnh đạo Trustbank và sau đó Nhóm Phương Trang đã trở thành khách hàng thường xuyên có giao dịch tại Trustbank.

Để có tài sản thế chấp vay vốn tại Trustbank, bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ đã cho ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang vay mượn và hoàn trả rất nhiều khoản tiền với số lượng tiền cho vay mượn từ vài tỷ đồng đến hàng chục, hàng trăm và có khi lên đến cả ngàn tỷ đồng để đáo nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, lấy tài sản thế chấp ra thế chấp vay tiền tại Trustbank.

Việc vay mượn và hoàn trả được diễn ra nhiều lần, kéo dài trong thời gian từ 5/2010 đến 3/2012.

Thời gian đầu, ông Luận, ông Quan và Nhóm Phương Trang dùng khoản tiền vay mượn của bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ để tất toán các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn và các đối tác khác, sau đó dùng các tài sản đã giải chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn để thế chấp vào Trustbank vay tiền và dùng một phần khoản tiền vay tại Trustbank để trả nợ cho bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ các khoản đã vay mượn trước đây.

Thực chất, việc bà Phấn và nhóm Phú Mỹ cho Nhóm Phương Trang vay mượn tiền là cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất vay ngân hàng, để Phương Trang có tiền Đáo hạn các khoản vay nợ tại Ngân hàng Sài Gòn, giải chấp tài sản từ Ngân hàng Sài Gòn và chuyển sang thế chấp vay tiền tại Ngân hàng Đại Tín, để lấy tiền trả nợ cho Nhóm Phú Mỹ.

Việc cho vay của Bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ là cho vay Đáo nợ tại Ngân hàng Sài Gòn, tất nhiên là cho vay với lãi suất cao. Nhưng các khoản tiền Nhóm Phú Mỹ cho Nhóm Phương Trang lại không có gì đảm bảo, vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo cho việc thu hồi được các khoản nợ (gốc và lãi) đã cho Phương Trang vay.

Bà Phấn đã sử dụng tư cách là Cổ đồng lớn tại Trustbank, để yêu cầu Nhóm Phương Trang ký tên trước trên các Hợp đồng tín dụng, hồ sơ, khế ước nhận nợ, ủy nhiệm chi ……cho Nhóm Phú Mỹ sử dụng một phần khoản vay này để cấn trừ vào các khoản tiền Phương Trang vay nợ của Nhóm Phú Mỹ để đáo han nợ.

Vì vậy, không có chuyện thu chi khống mà có thu chi thật, nhưng việc sử dụng khoản vay là theo sự thỏa thuận của hai Nhóm Phú Mỹ và Phương Trang.

Sau khi Nhóm Phương Trang đang là khách hàng lớn của NH Sài Gòn chuyển sang thành khách hànglớn của Trustbank thì việc vay mượn và hoàn trả giữa hai bên (Nhóm Phú Mỹ và Nhóm Phương Trang) được diễn ra thường xuyên theo nhu cầu của Nhóm Phương Trang, nhiều khi là để cho Phương Trang thanh toán tiền mua bất động sản, trả lãi vay hoặc tất toán các khoản vay đã đến hạn tại Trustbank….Việc vay mượn và hoàn trả giữa Nhóm Phương Trang và Nhóm Phú Mỹ là thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, trong một thời gian dài các hình thức vay - trả - xóa nợ.

Nhóm Phương Trang vay nợ Nhóm Phú Mỹ bằng tiền mặt và đa số đều đến nhận trực tiếp các khoản tiền vay mượn tại Lầu 6 Tòa nhà Lam Giang, số 167 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM do ông Luận, ông Quan và các nhân viên của Nhóm Phương Trang nhận tiền và có ký biên nhận nợ; sau khi Nhóm Phương Trang trả tiền thì hai bên tất toán các khoản vay dùng để Đáo hạn tại Ngân hàng Sài Gòn và hủy, xé biên nhận nợ.

Về thực chất,các khoản tiền bà Hứa Thị Phấn cho Nhóm Phương Trang vay nợ có lãi suất cao hơn lãi suất Ngân hàng, do bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ đã vay được tiền tại Trustbank với lãi suất thấp để cho nhóm Phương Trang vay lại với lãi suất cao hơn. Nên Nhóm bà Phấn có ý che dấu việc cho vay lãi cao này.

Vì vậy, sau khi tất toán hai bên đã hủy các giấy vay mượn, nên đến nay bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ không còn lưu giữ các giấy tờ biên nhận nợ do việc vay mượn đã tất toán như trên.

Hiện tại, bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ còn lưu giữ 08 Giấy biên nhận tiền của Nhóm Phương Trang, với tổng số tiền nợ là 748.200.000.000 đồng và 400.000 USD. Việc bà Phấn và nhóm Phú Mỹ còn lưu giữ 08 Giấy biên nhận tiền này vì đây là các khoản tiền đó được Nhóm Phương Trang vay mượn của bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ nhưng đến nay vẫn chưa trả.

Luật sư trình bày, theo lời khai bà Phấn cho biết trước đây khi còn minh mẫn, tỉnh táo, tại Biên bản làm việc ngày 26/5/2015 với Cơ quan điều tra và trong các đơn tố cáo Bà Phấn gửi cơ quan điều tra tố cáo Nhóm Công ty Phương Trang, thì các khoản tiền Nhóm Phú Mỹ đã cho các pháp nhân và cá nhân thuộc nhóm Phương Trang vay.

Trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 3/2012, bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ đã cho Nhóm Phương Trang vay mượn tiền để đáo nợ, giải chấp tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Sau đó, nhóm Phương Trang đã trả nợ cho bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phú Mỹ từ các nguồn tiền nhóm Phương Trang vay tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) - Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang.

Trong thời gian từ tháng 5/2010 đến 3/2012, bà Phấn và nhóm Phú Mỹ đã cho nhóm Phương Trang vay tổng số tiền là 4.302.754.761.675 đồng.

Các hồ sơ, chứng từ thể hiện nhóm Phương Trang trực tiếp làm thủ tục vay tiền tại Ngân hàng Đại Tín, luật sư cho biết, trong các năm 2010 - 2011, các pháp nhân và cá nhân thuộc nhóm Phương Trang đã ký 88 Hợp đồng tín dụng để vay vốn tại Ngân hàng Đại Tín với tổng số tiền 16.000 tỷ đồng, chưa tính lãi. Hiện nhóm Phương Trang còn nợ Ngân hàng TMCP Đại Tín hơn 9.400 tỷ đồng.

Số liệu khoản tiền Phương Trang nợ 9.44 tỷ đồng nêu trên, phù hợp với nội dung bản dịch tài liệu ghi âm tại USB giữa bà Hứa Thị Phấn, ông Nguyễn Hữu Luận, ông Phạm Đăng Quan, ông Trịnh Thanh Cao do Luật sư Trương Thị Minh Thơ cung cấp tại phiên tòa ngày 16/5/2018 có nội dung Nhóm Phương Trang thừa nhận có khoản vay 9000 tỷ đồng tại NH Đại Tín.

Toàn bộ số tiền Nhóm Phương Trang vay tại Ngân hàng Đại Tín hơn 16.000 tỷ đồng, nhóm Phương Trang đã trực tiếp sử dụng số tiền 12.357 tỷ đồng, số tiền còn lại được nhóm Phương Trang trả nợ cho nhóm Phú Mỹ là gần 4000 tỷ đồng.

'Cơ quan điều tra chưa hề cho tiến hành đối chất giữa Nhóm Phú Mỹ - Nhóm Phương Trang - Ngân hàng TrustBank'

Về các khoản vay của nhóm Phương Trang với NH Đại Tín, luật sư Tám trình bày, thứ nhất: Các trình tự, thủ tục cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) khi cho Nhóm Công ty Phương Trang vay tiền tại thời điểm trước đây đều được thực hiện đúng quy định.

Tất cả 88 Hợp đồng vay tín dụng của Nhóm Công ty Phương Trang tại Trustbank đều được Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay.

Toàn bộ các hồ sơ vay, chứng từ kế toán thu - chi, quyết toán thu- chi có liên quan đến các khoản vay của Công ty Phương Trang đều được hạch toán đầy đủ trong hệ thống sổ sách của Ngân hàng. Các chứng từ giao dịch tại Ngân hảng đều được người đại diện của Công ty Phương Trang trực tiếp ký tên, đóng dấu đầy đủ, đúng quy định.

Mặt khác, các hồ sơ, chứng từ giao dịch của Công ty Phương Trang tại Trustbank đều có đầy đủ chữ ký, con dấu của Nhóm Công ty Phường Trang. Hiện nay, toàn bộ các hồ sơ, chứng từ giao dịch của Phương Trang đều đang được TrustBank (nay là Ngân hàng Xây dựng) lưu giữ đầy đủ theo quy định.

Theo luật sư, Công ty Phương Trang là một doanh nghiệp lớn có thương hiệu, các lãnh đạo, nhân viên quản lý điều hành đều là những người có trình độ, kinh nghiệp, dày dạn thương trường, chuyện doanh nghiệp làm ăn phải vay mượn tiền của Ngân hàng là chuyện bình thường, nên không thể có việc Phương Trang là người trực tiếp thực hiện, ký kết tới 88 Hợp đồng tín dụng để vay tổng số tiền hơn 16.000 tỷ của Ngân hàng Đại Tín, nay Nhóm Phương Trang lại có thể ngây thơ nói mình không biết gì, bị người khác ghi nợ khống tới hơn 5.000 tỷ đồng, để rồi phủ nhận hết, đổ hết trách nhiệm cho người khác, gây bất lợi và oan sai cho bà Hứa Thị Phấn.

Cơ quan cảnh sát điều tra cần thu thập đầy đủ, toàn diện tất cả các chứng từ giao dịch của Công ty Phương Trang tại TrustBank, đồng thời phải xem xét, đánh giá một cách khách quan nhất các khoản vay của Công ty Phương Trang tại TrustBank trước đây (NH Xây Dựng hiện nay).

Trong trường hợp toàn bộ các chứng từ giao dịch vay tiền tại Ngân hàng Đại Tín đều do người của Nhóm Phương Trang, hoặc người được Phương Trang ủy quyền ký kết giao dịch tại Ngân hàng, thì trước hết, về nguyên tắc cần xác định là Nhóm Phương Trang phải chịu trách nhiệm trả các khoản nợ vay này cho Ngân hàng Đại Tín theo quy định.

Thứ hai, cáo trạng cho rằng, bà Hứa Thị Phấn chỉ đạo nhân viên TrustBank CN Sài Gòn và CN Lam Giang hạch toán thu - chi khống cho Nhóm Công ty Phương Trang là không chính xác, vì bà Hứa Thị Phấn không phải là Lãnh đạo của TrustBank, không nằm trong Hội đồng tín dụng nên không thể chỉ đạo được nhân viên TrustBank.

Mặt khác, cũng không thể có việc “chi khống” tại TrustBank. Vì theo quy định của Ngân hàng, mỗi khi Công ty Phương Trang có nhu cầu vay tiền tại Ngân hàng, Công ty Phương Trang phải làm rất nhiều thủ tục, ký rất nhiều giấy tờ, hồ sơ trước khi được Hội đồng tín dụng Chi nhánh Sài Gòn và CN Lam Giang TrustBank xét duyệt cho vay.

Sau khi được xét duyệt khoản vay, Công ty Phương Trang lại phải ký rất nhiều hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, khế ước nhận nợ, giấy nhận tiền và ủy nhiệm chi ..... để yêu cầu chuyển khoản, giải ngân chuyển tiền vào các địa chỉ theo yêu cầu của Nhóm Phương Trang hoặc Phương Trang ký ủy nhiệm chi cho Nhóm Phú Mỹ được trả thay các khoản lãi vay theo các hợp đồng tín dụng của Công ty Phương Trang tại TrustBank.

Về thực chất, do Nhóm Phương Trang đã sử dụng trước các khoản tiền vay của Nhóm Phú Mỹ để đáo nợ vay tại Ngân hàng Sài Gòn, nên khi Phương Trang vay được tiền tại Trustbank, Phương Trang phải có trách nhiệm trả lại tiền đã vay của Nhóm Phú Mỹ là hợp tình, hợp đạo lý có vay – có trả.

Trên thực tế, có xảy ra việc Phương Trang ký hồ sơ vay tiền tại Trustbank, nhưng có một số khoản tiềnPhương Trang vayTrustbank nhưng không được sử dụng, là do Phương Trang phải trả các khoản nợ vay cho Nhóm Phú Mỹ.

Hiện tại, các chứng từ chi trả các khoản tiền lãi trả cho Trustbank do Nhóm Phú Mỹ trả thay Công ty Phương Trang đều có đầy đủ chữ ký, con dấu xác nhận của Công ty Phuơng Trang, hiện còn lưu giữ đầy đủ tại Ngân hang Xây Dựng. Chinh ví vậy, mới có việc Ngân hàng Xây Dựng đang có 26 vụ kiện Nhóm Phương trang tại các tòa án.

Vì vậy, không thể có việc Nhóm Công ty Phương Trang đã ký và thực hiện rất nhiều giao dịch với Ngân hàng, bây giờ lại cho rằng mình không biết gì về các giao dịch này, cho rằng mình bị ghi chi - nợ khống.

Trên thực tế, để trả lãi vay cho các Hợp đồng tín dụng thay cho Công ty Phương Trang, nhóm Phú Mỹ bắt buộc phải có chữ ký trong giấy ủy nhiệm chi của Công ty Phương Trang mới có thể thực hiện việc chi trả các khoản tiền này tại Ngân hàng.

Cáo trạng cho rằng bà Hứa Thị Phấn chỉ đạo ghi thu - chi nợ khống cho Công tyPhương Trang thông qua các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Đại Tín 5.256 tỷ đồng lại càng không đúng.

Không ai có thể ghi nợ “khống” cho Công ty Phương Trang được vì chính khách hàng vay tiền là người trực tiếp ký nhận nợ trên các giấy nhận nợ, khế ước nhận nợ tại Trustbank.

Mặt khác, tổng các khoản tiền vay 9.436,966tỷ đồng mà nhóm Công ty Phương Trang vay của TrustBank không phải chỉ thể hiện trên một khế ước nhận nợ, mà là rất nhiều Khế ước nhận nợ khác nhau của Công ty Phương Trang tại TrustBank, nên không thể là tiền vay ghi khống.

Quá trình thực hiện các giao dịch vay tiền của Công ty Phương Trang tại TrustBank kéo dài hơn 2 năm (từ 5/2010 đến 3/2012), Công ty Phương Trang đã ký rất nhiều hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, khế ước nhận nợkhác nhau chứ không phải chỉ bằng một hợp đồng, một khế ướcnên Công ty Phương Trang không thể không biết, không phát hiện và cũng không khiếu nại, tố cáo gì về tổng số tiền vay hơn 5.256 tỷ đồng bị ghi nợ “ khống” tại TrustBank trong suốt 2 năm đó, để bây giờ mới kêu là bị ghi nợ khống.

Trên thực tế, sau khi Công ty Phương Trang đã vay được tiền của TrustBank, nhưng không chịu thanh toán tiền vay cho TrustBank theo các hợp đồng tín dụng; Không những thế, Công ty Phương Trang lại làm đơn khiếu nại, tố cáo nhóm bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ gửi cho Ngân hàng Xây Dựng, Cơ quan An ninh kinh tế (A83 ) và Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công An với nhiều nội dung khác nhau là không đúng sự thật.

Lúc đầu Công ty Phương Trang viết đơn khiếu nại có nội dung cho rằng Công ty Phương Trang không ký tên vào các Hợp đồng (tín dụng, thế chấp) tại TrustBank. Sau khi Ngân hàng cho giám định chữ ký, con dấu và có căn cứ xác định đúng là chữ ký con dấu của Công ty Phương Trang, thì Công ty Phương Trang lại viết đơn khiếu nại có nội dung cho rằng Công ty Phương Trang không nhận được tiền vay của TrustBank, bị ghi nợ khống…..

Tuy nhiên, Công ty Phương Trang cũng không thể chối cãi được sự thật là toàn bộ các chứng từ nhận tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi tại TrustBank với tổng số tiền trên 9.436,966 tỷ đồng nợ gốc đều do đại diện của Nhóm Công ty Phương Trang ký tên và đóng dấu. Vì vậy, nếu chưa xác minh, điều tra đầy đủ việc ký nhận tiền, ủy nhiệm chi của Công ty Phương Trang tại TrustBank, nhưng đã quy kết là bà Hứa Thị Phấn chỉ đạo nhân viên TrustBank ghi nợ “khống” cho Công ty Phương Trang là quy kết không đúng, là quy chụp, thiếu căn cứ pháp lý, gây oan sai cho bà Hứa Thị Phấn.

Thứ ba: Trước khi ban hành Quyết định khởi tố bị can, Cơ quan cảnh sát điều tra chưa cho đối chất để xác định sự thật khách quan của vụ việc. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 về Đối chất, thì: “Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất”.

Hiện tại, chúng tôi thấy các khoản tiền vay mượn giữa Nhóm Phương trang và Nhóm Phú Mỹ;Các khoản tiền Công ty Phương Trang vay, ký hợp đồng và khế ước nhận nợ, thanh toán nợ, hoặc ký ủy nhiệm chicho nhóm Phú Mỹ trả nợ thay cho Công ty Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín, các lời khai giữa Nhóm Phú Mỹ và Nhóm Phương Trang... còn rất nhiều sự mâu thuẫn với nhau, nhưng trong suốt quá trình điều tra vụ án, trước khi ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Hứa Thị Phấn, Cơ quan điều tra chưa hề cho tiến hành đối chất giữa Nhóm Phú Mỹ - Nhóm Phương Trang - Ngân hàng TrustBank (nay là NH Xây Dựng).

Do không có đối chất, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã không xác định được sự thật khách quan của vụ án, nên đã quy chụp cho bà là chỉ đạo nhân viên TrustBank thu chi “khống”, ghi nợ “khống” cho Công ty Phương Trang là không có căn cứ, phiến diện, vi phạm thủ tục tố tụng, có thể gây oan sai cho bà Hứa Thị Phấn.

Luật sư kiến nghị Cơ quan điều tra phải cho tiến hành việc đối chất giữa các bên theo đúng quy định, để làm rõ các sự mâu thuẫn về các số liệu trong các khoản tiền vay mượn giữa Nhóm Phương Trang và Nhóm Phú Mỹ.

Các khoản tiền Nhóm Phương Trang còn nợ Nhóm Phú Mỹ, các khoản tiền Nhóm Phú Mỹ đã trả thay nhóm Phương Trang theo ủy nhiệm chi và các khoản tiền Công ty Phương Trang còn nợ TrustBank (nay là NH Xây Dựng) để từ đó, có căn cứ quy buộc trách nhiệm Công ty Phương Trang thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho TrustBank (nay là NH Xây Dựng) theo quy định.

Thứ tư: Trước khi khởi tố, truy tố hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan điều chưa cho Giám định tư pháp về lĩnh vực tài chính ngân hàng để xác định thiệt hại (nếu có) xảy ra theo quy định tại điều 155, 156 Bộ luật TTHS 2003 và điều. Hậu quả thiệt hại chỉ là sự suy đoán của Cơ quan điều tra, không phải là kết quả giám định tư pháp được Cơ quan giám định tiến hành theo quy định của Bộ Luậtt TTHS và Luật giám định tư pháp.

Cơ quan điều tra phải cho tiến hành việc trưng cầu Giám định tư pháp theo quy định, để có căn cứ xác định chính xác số tiền, người hưởng dụng (nếu có) để có căn cứ xem xét, giải quyết theo quy định.

xet xu vu trustbank luat su kien nghi doi chat giua cac ben de xac dinh du no cua phuong trang Luật sư của bà Hứa Thị Phấn đề nghị chấp nhận chứng cứ đã cung cấp

Theo luật sư, bà Phấn chưa được lấy lời khai trong vụ án này, vậy thì các cơ quan tiến hành tố tụng lấy chứng ...

xet xu vu trustbank luat su kien nghi doi chat giua cac ben de xac dinh du no cua phuong trang LS của bà Hứa Thị Phấn muốn khẳng định điều gì vào bản ghi âm khi bất ngờ đưa ra giữa phiên xử?

Trong lúc đang có mâu thuẫn thông tin Công ty Phương Trang đã thực nhận bao nhiêu tiền từ ngân hàng Đại Tín thì LS ...

xet xu vu trustbank luat su kien nghi doi chat giua cac ben de xac dinh du no cua phuong trang Luật sư: 'Đại diện CB xác nhận đã giải ngân 16.486 tỷ đồng cho 82 khoản vay'

Theo luật sư Thủy, nếu công ty Phương Trang không nợ Đại Tín và có tranh chấp nợ thì tại sao thanh tra NHNN mời ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.