7 triệu ô tô Đức với các thương hiệu xe sang Audi, BMW bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc

Audi, BMW, Daimler… đã hợp tác chặt chẽ với Huawei về xe tự lái. Hàng triệu chiếc ô tô Đức cũng được thị trường tỉ dân tiêu thụ mỗi năm. Đây là những thách thức lớn đối với chính quyền Đức trước việc có cấm cửa Huawei hay không.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường cùng ngồi vào ghế sau của một chiếc xe không người lái, thắt dây an toàn và vòng quanh một bãi đáp sân bay bị bỏ hoang ở trung tâm Berlin.

Nếu nghe lời Tổng thống Trump, 7 triệu ô tô Đức sẽ bị ế hàng tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường cùng ngồi trên xe tự lái được hợp tác sản xuất bởi 2 nước. (Ảnh: Getty).

Đó là vào tháng 7/2018, khi hợp tác kinh tế giữa hai nước rất niềm nở, nhờ kết hợp ngành công nghiệp ô tô mạnh mẽ của Đức và gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc Huawei. Nhưng giờ đây, hơn 18 tháng sau đó, mọi thứ đã khác. Đức bị lôi kéo vào một cuộc tẩy chay Huawei trên toàn cầu.

7 triệu ô tô Đức được bán tại Trung Quốc

Thời gian trước khi Mỹ - Trung căng thẳng, các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen, Daimler và BMW đã tiếp tục ghi nhận mức tăng doanh số tại Trung Quốc, ngay cả khi nhu cầu của thị trường chung đã sụt giảm. 

"Năm ngoái, 28 triệu chiếc xe đã được bán ở Trung Quốc, 7 triệu trong số đó là của Đức", ông Ngô, đại sứ Trung Quốc tại Đức, cho biết. Con số này khiến nhiều người ở Đức hiểu rõ mối đe dọa tiềm tàng trước mắt họ.

Nếu nghe lời Tổng thống Trump, 7 triệu ô tô Đức sẽ bị ế hàng tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Trung Quốc mua rất nhiều xe từ Đức. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Khi các nhà sản xuất ô tô của Đức trở nên phụ thuộc sâu sắc hơn vào Trung Quốc, họ cũng trở nên chú ý hơn với chính phủ Trung Quốc. Sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc, và các chính sách của chính phủ Trung Quốc, ngày càng có tính quyết định đến mô hình nào các nhà sản xuất ô tô xây dựng, và loại công nghệ nào họ phát triển.

Trung Quốc cũng đã trở thành "sân khấu", nơi các nhà sản xuất ô tô Đức phát triển và thử nghiệm công nghệ mới, thường là các công nghệ hợp tác với Huawei.

Audi, dòng xe hơi hạng sang của Volkswagen, đã công bố một hợp tác chiến lược của Sony với Huawei, về phát triển công nghệ lái xe tự trị trong chuyến thăm của Thủ tướng Lí Khác Cường tới Berlin vào năm ngoái. Không có công ty xe hơi nào đang gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc hơn Volkswagen. Công ty đã hoạt động tại Trung Quốc từ đầu những năm 1980, khi chính quyền bắt đầu mở cửa cho phương Tây.

Ngày nay, Volkswagen kiếm được gần một nửa doanh thu bán hàng tại Trung Quốc và chiếm 14% thị trường xe hơi đất nước tỉ dân. "Nếu chúng tôi rút khỏi Trung Quốc, một ngày sau đó, 10.000 trong số 20.000 kĩ sư phát triển của chúng tôi ở Đức sẽ nghỉ việc", Herbert Diess, Giám đốc điều hành của Volkswagen, chia với tờ Wolfsburger Nachrichten.

Ngoài ra, Daimler, 9,9% thuộc sở hữu của nhà đầu tư Trung Quốc Lí Thư Phúc, đang sử dụng điện toán hiệu năng cao của Huawei. BMW và những người khác hợp tác với Huawei về nghiên cứu và phát triển. 

Theo những người "kì thị" Huawei, những chiếc xe có thể tự lái với "đầu não" đến từ Huawei, có thể giúp lái xe an toàn hơn, nhưng chúng cũng mở ra cơ hội giám sát và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc.

Nếu nghe lời Tổng thống Trump, 7 triệu ô tô Đức sẽ bị ế hàng tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Audi vừa ra mắt mẫu xe tự lái với "đầu não" đến từ Huawei. (Ảnh: Evo India).

"Các công ty xe hơi của Đức đã thu thập vô số dữ liệu cá nhân từ những người lái của họ, và họ phải đối mặt với nguy cơ rất lớn khiến công chúng tức giận, phẫn nộ khi tìm thấy dữ liệu của họ được sử dụng bởi Trung Quốc", ông Grenell, đại sứ Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Đức phủ nhận rằng sự phụ thuộc của họ vào thị trường Trung Quốc đã biến họ thành những người ủng hộ lợi ích của Trung Quốc.

Mỹ - Trung, Đức biết chọn ai?

Đức, cũng như các nước châu Âu, đang chịu áp lực rất lớn trong việc tẩy chay Huawei bởi chính phủ Mỹ. Tờ Thời Báo New York ví von họ lo ngại rằng công ty Trung Quốc này sẽ là một con ngựa thành Troi, cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi hoặc kiểm soát các mạng truyền thông châu Âu và Mỹ. Áp lực vẫn còn ngay cả sau khi Tổng thống Trump kí thỏa thuận thương mại ban đầu với Trung Quốc vào thứ Tư.

Giờ đây, bất cứ điều gì Đức quyết định sẽ định hình mối quan hệ với Trung Quốc trong nhiều năm, và có sức ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ phía Tây dãy Uran. Nó sẽ là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ, về việc châu Âu sẽ như thế nào trong thời đại sự cạnh tranh kĩ thuật số giữa Washington và Bắc Kinh.

Đối với Đức, quyết định đó đặc biệt khó khăn. Mối quan hệ với chính quyền Trump đang treo lơ lửng trước các lời đe dọa về thuế quan đối với ô tô Đức. Hơn nữa, lòng tin mà người châu Âu về một liên minh xuyên Đại Tây Dương cũng đang bị lung lay.

Nếu nghe lời Tổng thống Trump, 7 triệu ô tô Đức sẽ bị ế hàng tại Trung Quốc - Ảnh 4.

Chính phủ Đức đang tranh cãi quyết liệt về thái độ với Huawei, vì phía sau là lợi ích của cả nền công nghiệp ô tô. (Ảnh: Shutter Stock).

Mặt khác, Trung Quốc đang tiến đến châu Âu với tư cách là một người chơi chiến lược mới, và là đối tác kinh tế ngày càng không thể thiếu. Cho đến nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, trở thành nguồn tăng trưởng lớn nhất cho các nhà sản xuất ô tô chính của Đức, và là chìa khóa cho sự thống trị của họ đối với thị trường xe hơi hạng sang.

"Nếu Đức đưa ra quyết định dẫn đến việc Huawei bị loại khỏi thị trường Đức, điều này sẽ có hậu quả. Chính phủ Trung Quốc sẽ không đứng ngoài cuộc", ông Ngô Khải, đại sứ Trung Quốc tại Đức, đã từng cảnh báo vào tháng trước.

Konstantin von Notz, một nhà lập pháp và là thành viên của ủy ban các vấn đề kĩ thuật số tại Quốc hội Đức, cũng nêu ý kiến: "Người Trung Quốc đã nói rõ rằng họ sẽ trả đũa, và nơi chịu tổn thương chính là ngành công nghiệp xe hơi".

Trong nhiều tháng qua, các nhà lập pháp Đức đã tranh luận tưng bừng xung quanh vấn đề có loại trừ Huawei khỏi quy trình đấu thầu hay không. Vấn đề dự kiến sẽ được tranh luận một lần nữa trong Quốc hội trong vài tuần tới.

Thủ tướng Merkel phản đối việc cấm cửa Huawei

Đứng trước quyết định này, bà Merkel bị kẹt giữa những nhà sản xuất ô tô Đức. Bà Merkel đã gặp các nhà lập pháp từ Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo thân giới kinh doanh của bà, và kêu gọi họ tìm giải pháp giải quyết tranh chấp. Theo Thời Báo New York, bà Merkel phản đối việc cấm cửa Huawei.

Nhưng một số nhà lập pháp của chính phủ đang muốn đệ trình một đề xuất lên Nghị viện, với các tiêu chí an ninh cứng rắn hơn và cấm cửa Huawei. Họ cho rằng pháp lí hiện tại, vốn chỉ yêu cầu các công ty kí cam kết không thực hiện các hành vi gián điệp. Như thế là đã thiếu sót vì nó chỉ dựa vào niềm tin.

Norbert Röttgen, một nhà lập pháp bảo thủ, người đang chống lại chính sách thân Huawei của bà Merkel, cho biết: "Với luật pháp của Trung Quốc, các công ty có nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan Mật vụ Trung Quốc. Khi bạn giao dịch với Huawei, bạn cũng phải chấp nhận rằng bạn có thể bị chính quyền theo dõi".

Nếu nghe lời Tổng thống Trump, 7 triệu ô tô Đức sẽ bị ế hàng tại Trung Quốc - Ảnh 5.

Thời Báo New York cho rằng chính quyền mà Markel thân Trung Quốc và sẽ phản đối việc "kì thị" Huawei. (Ảnh: Reuters).

Ngoài những lo ngại về gián điệp và phá hoại, các nhà lập pháp cảnh báo rằng nếu Đức cho phép Huawei tham gia vào thị trường, thì không chỉ họ sẽ xa lánh Washington mà còn có nguy cơ phá hoại một mặt trận thống nhất mà châu Âu rất cần thiết.

"Nếu để Huawei xây dựng phần lớn mạng 5G, sau một thời gian chúng ta sẽ không thể hiểu hệ thống của chính mình. Đây sẽ là một sự mất kiểm soát và mất chủ quyền tối đa", ông Röttgen nói.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc dang rộng vòng tay cho Huawei có thể không phải là một ý tưởng tồi. "Nếu chúng ta cấm Huawei, ngành công nghiệp ô tô Đức sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường Trung Quốc. Và đây là tình huống mà Tổng thống Mỹ cũng đe dọa sẽ trừng phạt các nhà sản xuất ô tô Đức", ông Lahmar Gabriel, cựu Bộ Trưởng Ngoại giao Đức, phân tích.

Tại sao chúng ta vì một tổng thống Mỹ không thích liên minh, chúng ta sẽ từ bỏ tất cả? Tại sao chúng ta sẽ làm như vậy? Đặc biệt là khi ông ta cũng có thể sẽ làm chính xác những gì người Trung Quốc làm, và đe dọa ngành công nghiệp xe hơi Đức", ông nhấn mạnh.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.