Tổng thống Trump đến Thụy Sĩ dự Diễn đàn kinh tế thế giới và 'mang hàng trăm tỉ USD về cho Mỹ'

Trong 30 phút nghị sự của mình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2020, Tổng thống Donald Trump dành phần lớn thời gian để ngợi ca về chính sách “nước Mỹ trên hết”. Ông tự hào về thoả thuận với Trung Quốc dù nhiều nhà nghiên cứu vẫn đặt hoài nghi.

Ngày 21/1, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên xuất hiện trước truyền thông sau cuộc luận tội đang diễn ra, bằng việc vượt hơn 4.000km đến tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2020 tại Davos (Thuỵ Sĩ). Năm ngoái, ông đột ngột hủy bỏ kế hoạch tham dự với lí do chính phủ đóng cửa một phần. Năm nay, phái đoàn đến Thuỵ Sĩ dự Diễn đàn bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, đại diện thương mại Robert Lighthizer và nhiều quan chức cấp cao khác.

Đến Thuỵ Sĩ mang hàng trăm tỉ USD về cho Mỹ

Trước khi đặt chân đến Davos, ông Trump tự hào ghi vài dòng trên trang Twitter của mình rằng: "Hướng đến Davos, Thụy Sĩ, để gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nghiệp và mang lại chính sách tốt và hàng trăm tỉ USD về cho Mỹ".

Bloomberg dẫn lời cố vấn tổng thống Kellyanne Conway, cho biết ông Trump có rất nhiều vấn đề muốn thảo luận trong WEF 2020 tại Davos. Trong đó, người ta đồn đoán, ông sẽ hướng nội dung chủ đạo đến việc thị trường chứng khoán, kinh tế toàn cầu và liệu các thành viên NATO có đáp ứng yêu cầu chi tiêu quốc phòng hay không.

Tổng thống Trump: Sự thịnh vượng của Mỹ là không thể phủ nhận, vô tiền khoáng hậu và không thể so sánh - Ảnh 1.

Tổng thống Trump phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. (Ảnh: NYT).

WEF 2020 dành cho ông Trump một bài phát biểu dài đến 30 phút. Theo đó, ông Trump nhấn mạnh giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và một số thỏa thuận khác với Mexico và Canada, đang bị lu mờ khi mọi người cứ tập trung vào phiên tòa luận tội mà ông đang cố gắng bác bỏ, như một trò lừa bịp.

Các nhà quan sát thị trường đang chú ý đến việc thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Với họ, sức ảnh hưởng của thoả thuận giai đoạn 1 không chỉ gói gọn với nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc mà còn trên tầm vĩ mô toàn cầu.

Tờ Global Times thì không lạc quan như Donald Trump, họ cảnh báo rằng: "Thương mại song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dù sao vẫn sẽ tăng trưởng một con số trong năm mới. Vì thỏa thuận này vẫn áp dụng mức thuế quan trừng phạt lên 480 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ, sẽ kìm hãm đầu tư kinh doanh và hồi sinh niềm tin ở tất cả các nền kinh tế lớn.

Tổng thống Trump: Sự thịnh vượng của Mỹ là không thể phủ nhận, vô tiền khoáng hậu và không thể so sánh - Ảnh 2.

Ông Trump lạc quan về thành tựu thoả thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc. (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, ông Trump cho biết ít nhất đối với vị tổng thống này, trong hai năm qua, công chúng đã đón tiếp ông một cách nồng nhiệt, vì họ đang được hưởng lợi từ các chính sách của Trump.

Tổng thống Mỹ cũng có "một cú đánh mạnh" vào những người yêu cầu hành động về biến đổi khí hậu, mục nghị sự chính trong Diễn đàn năm nay. Ông Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ tham gia sáng kiến 1.000 tỉ cây được đưa ra tại WEF 2020. Nhưng thái độ về trách nhiệm môi trường của ông vẫn giữ vững khi ông cũng tuyên bố rằng: "Chúng ta phải từ chối những lời tiên tri lâu năm về sự diệt vong".

Ông Trump tự hào về chính sách "nước Mỹ trên hết"

CNBC đánh giá phần lớn nội dung trong bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump là tự ngợi ca về thành tựu của kinh tế Mỹ dưới sự dẫn dắt của mình. 

Ông khẳng định: "Nền kinh tế của Mỹ đã ở trong tình trạng khá ảm đạm. Trước khi nhiệm kì tổng thống của tôi bắt đầu, triển vọng của nền kinh tế đều tối tăm". Từ đó, ông Trump gọi sự tăng trưởng dưới sự lãnh đạo của mình là "một mạch nước ngầm đang gầm thét lên cơ hội". 

Ông tuyên bố rằng "giấc mơ Mỹ đã trở lại vĩ đại hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Nhưng thực tế, New York Times lại cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế sau đợt lao dốc mạnh được thế giới công nhận là di sản cốt lõi của Tổng thống Barack Obama.

"Sự thịnh vượng mới của nước Mỹ là không thể phủ nhận, vô tiền khoáng hậu và không thể so sánh ở bất cứ nơi nào trên thế giới. 

Nước Mỹ đã đạt được bước ngoặt tuyệt vời này không phải bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ đối với một số chính sách, mà bằng cách áp dụng một cách tiếp cận hoàn toàn mới tập trung hoàn toàn vào hạnh phúc của người lao động Mỹ", ông Trump nói tại WEF 2020.

Tổng thống Trump: Sự thịnh vượng của Mỹ là không thể phủ nhận, vô tiền khoáng hậu và không thể so sánh - Ảnh 3.

Tổng thống Trump: "Sự thịnh vượng mới của nước Mỹ là không thể phủ nhận, vô tiền khoáng hậu và không thể so sánh ở bất cứ nơi nào trên thế giới". (Ảnh: CNBC).

Tổng thống Mỹ phân tích: "Mỗi quyết định của chúng tôi về thuế, thương mại, quy định, năng lượng, nhập cư, giáo dục và nhiều hơn nữa là tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của người Mỹ hàng ngày. Chỉ khi chính phủ đặt công dân của mình lên hàng đầu, mọi người mới được đầu tư đầy đủ vào tương lai quốc gia của họ".

Theo bài phát biểu dài 30 phút tại Davos, ông Trump rất tự hào khi theo đuổi chính sách "nước Mỹ trên hết" (First America) của mình. Đây là chính sách cố gắng mang lại lợi ích tối đa cho người Mỹ thông qua việc bảo hộ thương mại nội địa hoặc cắt giảm thuế. Điển hình là Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm năm 2017, đã hạ thuế suất thuế doanh nghiệp xuống 21%. 

Chính quyền Trump cho rằng lời hứa về mức thuế thấp hơn sẽ lôi kéo các doanh nghiệp toàn cầu chuyển nhiều sản xuất sang Mỹ và sử dụng nhiều người Mỹ hơn.

Chính sách này cũng đã dẫn đến các cuộc chiến thương mại khốc liệt với các đối tác kinh tế lâu năm như Trung Quốc, EU và Mexico. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh về hiệu quả của "nước Mỹ trên hết", nhưng thực tế cho thấy tăng trưởng GDP Mỹ đã tốt hơn mong đợi, cũng như tỉ lệ thất nghiệp dưới 4%, và sự nhất quán trên thị trường chứng khoán .

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.