Thực đơn ăn dặm trăm món ngon mẹ 8X dành toàn thời gian ở nhà nấu cho con | |
Thực đơn ăn dặm kiểu của mẹ, con vẫn ăn thun thút từng ngày |
Bà mẹ trẻ sinh năm 1993 Lê Thị Huệ (Hà Nội) đang được cùng con trải nghiệm những ngày tháng thật vui, thật ý nghĩa trong hành trình ăn dặm. Trong hành trình ấy, chị không đặt nặng vấn đề con ăn được bao nhiêu, ăn có no không, chị chỉ quan tâm đến việc con học thêm được điều gì, tạo được thói quen tốt gì cho con khi cùng con khám phá những bữa ăn.
Chị Hụê cùng con trải nghiệm hành trình ăn dặm. |
Cùng trò chuyện với người mẹ trẻ đảm đang này để có thêm kinh nghiệm tạo không khí vui vẻ và cách chế biến những món ăn thật ngon cho con:
- Chào bạn, bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ mấy? Khi bắt đầu hành trình ăn dặm, bé có biểu hiện gì giúp bạn cảm thấy con đã sẵn sàng?
- Mình bắt đầu cho bé Kem ăn dặm khi con tròn 6 tháng tuổi. Lúc này nhận thấy bản thân con đủ cứng cáp để bắt đầu tìm hiểu thế giới khác đa dạng và màu sắc hơn ngoài sữa mẹ. Kem có biểu hiện đã sẵn sàng ăn dặm là ngồi vững, tỏ ra thích thú với đồ ăn. Mẹ thử cho miếng su su luộc con đã cầm nắm và đưa chính xác vào miệng. Quan trọng hơn cả là con đã đủ 6 tháng.
- Thời gian đầu ăn dặm, nhiều bé thường xuyên ném đồ ăn, bé nhà bạn thì sao?
- Ngay từ đầu ăn dặm mình đã cố gắng chế biến cho Kem bữa ăn màu sắc và bắt mắt để con hứng thú, và Kem cũng tỏ rõ sự hào hứng đó của mình khi mẹ giới thiệu đĩa đồ ăn. Con chỉ ném đồ ăn khi con đã ăn no hoặc hôm đó con thấy mệt mỏi hay rơi vào tuần khủng hoảng mà thôi.
Bé Kem rất hào hứng khi được thưởng thức những món mẹ nấu. |
- Cần chú ý gì trong cách chế biến, cắt gọt thức ăn giúp bé tiện lợi trong việc cầm, nắm?
- Bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy, mình chế biến dạng thanh dài cho con cầm nắm. Kích thước cắt là bằng ngón tay trỏ (chiều dài lẫn độ to). Ngoài ra những rau củ quả trơn, mình sẽ dùng dao lượn sóng để cắt, cho con dễ có điểm để bấu chặt hơn. Giai đoạn bốc nhón được xen kẽ khi con có biểu hiện dùng ngón trỏ và ngón cái cầm đồ ăn (càng cua), thì mình cắt thêm các đồ dạng hạt lựu cho con học nhón.
- Theo bạn, khi cho con ăn BLW được hiệu quả, mẹ cần chú ý những gì?
- Để cho con ăn BLW hiệu quả, mẹ hãy xem thật kỹ cách sơ cứu khi con hóc, đó là yếu tố quan trọng hàng đầu. Rất nhiều mẹ không sẵn sàng cho con ăn BLW chỉ vì sợ hóc. Tiếp theo hãy làm công tác tư tưởng với cả gia đình, vì phương pháp này được các cụ rất phản ứng: ăn bẩn, sợ hóc, chẳng ăn được gì!
Tiếp theo về phía mẹ: Giao tiếp với con thật nhiều để truyền đạt những mong mỏi của mẹ tới con. Mẹ có thể giới thiệu cho con món ăn mỗi ngày, tỏ ra thích thú với đồ ăn để con học theo, vì giai đoạn này trẻ bắt trước là chủ yếu. Chế biến đồ ăn cho con cân bằng được dinh dưỡng cũng như màu sắc, hấp, luộc, xào, rán các món làm sao đủ cứng để con cầm được, đủ mềm con có thể ăn được. Vì cứng quá con không cắn được dễ gây cáu, chán nản và dễ hóc.
Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, vì thế mẹ đừng đặt nặng vấn đề ăn nhiều ít ra sao, cứ để con được trải nghiệm và phát triển giác quan một cách vẹn toàn nhất. Mẹ không sốt ruột khi thấy con ném đi, ăn ít, không được hỗ trợ đút cho con vì sẽ khiến con không tự học được cầm nắm, và cũng gây hóc vì mình không điều chỉnh được thức ăn đưa vào.
Tự tay khám phá những bữa ăn một cách chăm chú. |
Kem ăn ngoan nên cũng chơi rất ngoan. |
- Áp dụng phương pháp BLW, bạn thấy bé “được” gì? Phát triển những kỹ năng gì?
Nếu mẹ áp dụng theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ được nhiều hơn là mất:
+ Mẹ học được sự kiên nhẫn, con học được cách ăn uống rõ ràng.
+ Con học được kỷ luật bàn ăn, được lựa chọn món con thích và lượng ăn con cần.
+ Con được phát triển giác quan qua đôi tay, đôi mắt, cơ hàm.
+ Con sẽ học cách nhai thay vì nuốt chửng.
+ Con sẽ biết cách cắn nhỏ sau vài lần cắn to gây nghẹn.
+ Những em bé vào năm đầu đời, chủ yếu phát triển trí não qua sự tiếp xúc giác quan, vì thế đây là phương pháp vô cùng tuyệt vời để con có thể trải nghiệm, cầm nắm, sờ, cắn, nhai, nhả hay nuốt. Bản năng mỗi đứa trẻ đều có thể làm được nếu như mẹ biết cách kích thích chúng.
+ Ăn dặm BLW với phương châm "Ăn cả thế giới" tức là cái gì cũng ăn được, món gì cũng có thể ăn, tiện cho việc di chuyển khi du lịch, giúp con khám phá được nhiều hơn.
- Khi con lười ăn hoặc chê đồ ăn của mẹ làm, bạn xử lý việc này như thế nào?
- Khi con lười ăn, mẹ sẽ thay đổi cách chế biến, không ép buộc con, không dỗ dành hay dụ con bằng TV, ipad, điện thoại. Để con tự quyết định. Bên cạnh đó xen kẽ thật nhiều bữa ăn hấp dẫn, bắt mắt để thu hút con.
- Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Chúc mẹ và bé có một hành trình ăn dặm thật ý nghĩa và nhiều kỷ niệm.
Tham khảo thực đơn ăn dặm vừa đẹp vừa ngon chị Huệ làm cho con:
Con hết lười ăn vì mẹ làm nhiều món ngon cho bữa phụ đến người lớn cũng phải thèm
Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, chị Khánh Linh đã chọn cho con phương pháp BLW. Vì vậy, bé thoải mái thưởng thức những ... |
Mẹ 8X gợi ý thực đơn các món cơm ngon, bổ cho bé trên 1 tuổi
Sau thời gian ăn dặm, các mẹ thường đau đầu với việc cho con ăn cơm. Bé sẽ hào hứng hơn, thích thú hơn khi ... |
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018